Việc ký quỹ giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài là nghĩa vụ phải thực hiện và các bên có thể thỏa thuận với nhau vấn đề này. Vậy, Hoàn trả tiền ký quỹ cho người đi làm việc ở nước ngoài được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc ký quỹ cho người đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan. Theo đó, cá nhân phải có các nghĩa vụ như:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước tiếp nhận sang lao động;
+ Công dân Việt Nam khi lao động tại nước ngoài phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tư tưởng và hành động tôn trọng phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động cũng như gìn giữ được sự đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
+ Hoàn tất khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo về chất lượng nguồn lao động;
+ Nộp tiền dịch vụ thực hiện việc ký quỹ theo đúng quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 25 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tiền ký quỹ của người lao động được của quy định cụ thể và các nội dung sau:
Để đảm bảo cho người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như theo các thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động thì doanh nghiệp dịch vụ sẽ có trách nhiệm đào tạo với người lao động về việc ký quỹ; Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền phí vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.
Với quy định nêu trên doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để đảm bảo cho người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật cũng như phù hợp với sự thỏa thuận với bên nước ngoài đã tiếp nhận lao động.
2. Hoàn trả tiền ký quỹ cho người đi làm việc ở nước ngoài:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 14 VBHN-VPQH Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tiền ký quỹ của người lao động khi được chi trả thì cá nhân sẽ nhận lại cả tiền gốc và tiền lãi ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; trong trường hợp tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động còn nếu không đủ thì người lao động sẽ phải nộp bổ sung khoản tiền này;
– Xét đến trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ thì người lao động có quyền kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền. Việc kiến nghị này sẽ được thực hiện tại Bộ Lao động thương binh và xã hội hoặc tiến hành khởi kiện theo quy định của pháp luật. Hình thức giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào người lao động, không bắt buộc cá nhân phải giải quyết bằng hành chính sau đó mới được khởi kiện tại tòa.
– Về mức trần tiền ký quỹ của người lao động sẽ phải phù hợp với từng thị trường, ngành nghề, công việc cụ thể việc quản lý và sử dụng và hoàn trả tiền khí quỹ phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Với quyết định nêu trên, người lao động sẽ được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh nếu lỗ của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải thực hiện việc trả lại cho người lao động nếu không đủ thì người lao động sẽ phải nộp bổ sung.
– Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, theo đó các trường hợp sau đây sẽ được tiến hành hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động:
+ Người lao động sau khi đã hoàn tất được hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trước thời hạn mà không gây thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ được hoàn trả tiền ký quỹ;
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Văn bản hợp nhất số 14 VBHN-VPQH Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Trong trường hợp người lao động đã hoàn tất nghĩa vụ là nộp tiền ký quỹ nhưng doanh nghiệp lại không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã cam kết giữa các bên hoặc đã qúa thời hạn chờ xuất cảnh và người lao động không còn nhu cầu đi làm việc bên nước ngoài nữa thì phải hoàn trả tiền ký quỹ;
+ Và đặc biệt là người lao động sẽ phải đảm bảo không được gây thiệt hại cho doanh nghiệp;
+ Tiền ký quỹ của người lao động còn lại sau khi đã bù đắp thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do lỗi của người lao động gây ra theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ phải được chi trả cho người lao động.
Như vậy, người đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hoàn trả tiền ký quỹ nếu thuộc các trường hợp đã phân tích trong nội dung trên.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài:
Hiện nay, việc hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục:
– Trong trường hợp nêu tại điểm a,b,c khoản 1 của Điều 32 của Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì căn cứ vào văn bản thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài, ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền phí quỹ bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi cho người lao động và người được người lao động ủy quyền nhận số tiền này;
+ Trong trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 của Điều 32 Nghị định này thì ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động bao gồm các tiền gốc và tiền lãi sẽ căn cứ vào văn bản thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc dựa trên các nội dung trong quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật hoặc theo văn bản hòa giải thành hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án để hoàn tất nghĩa vụ này.
+ Người lao động đặc biệt cần lưu ý đối với trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không làm thủ tục để người lao động nhận lại tiền ký quỹ theo quy định hoặc không đạt được đào tạo với người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này thì người lao động có thể kiến nghị bằng văn bản gửi lên Bộ Lao động thương binh và xã hội để được giải quyết hoặc có thể tiến lên khởi kiện ra tòa án theo đúng quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp có Giấy phép khác theo quy định tại khoản 3 Điều 28 hoặc điểm a khoản 3 Điều 29 của Văn bản hợp nhất số 14 VBHN-VPQH Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trách nhiệm thanh lý Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ thuộc về doanh nghiệp tiếp nhận.
– Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản bàn giao hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Văn bản hợp nhất số 14 VBHN-VPQH Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản gửi ngân hàng nhận ký quỹ về việc hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2023 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 112/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.