Hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai là những tài liệu thể hiện những thông tin về hiện trạng và tình trạng pháp lý sử dụng các thửa đất để nhằm phục vụ việc quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước và phục vụ nhu cầu thông tin của người dân.
Mục lục bài viết
1. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai:
1.1. Hồ sơ địa chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 3, thông tư
Như vậy, có thể hiểu rằng sở dữ liệu hồ sơ địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.
1.2. Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
Tại khoản 23, điều 3
Bên cạnh đó tại thông tư
1.3. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai nhất:
Trên tinh thần của Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội thì Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì và phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Theo đó thì khi thực hiện thì đã mang lại những kết quả tích cực. Cụ thể như là:
Thứ nhất, việc tổ chức, triển khai thực hiện đo đạc bản đồ địa chính trong năm qua ở các địa phương đã có những chuyển biến tích cực: kinh phí thực hiện ở nhiều địa phương đã được đầu tư nhiều hơn những năm trước; việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã được các địa phương chú trọng triển khai theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã có nhiều mô hình cơ sở dữ liệu ở phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện đã hình thành và phát huy hiệu quả.
Thứ hai, việc cập nhật các thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai tên các phần mềm điện tử cũng được đẩy mạnh. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thì cho đến thời điểm này đã có rất nhiều trang thông tin về đất đai đã được cập nhật, người dân có thể tra cứu các thông tin về đất đai thông qua các website chính thức của Bộ tài nguyên và môi trường hoặc các website của từng tỉnh thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Cụ thể như là:
Diện tích đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận trao đến người sử dụng đất còn chưa tương xứng với kế hoạch đầu tư; hầu hết các tỉnh đang triển khai dự án trước đây đã từng đo đạc lập bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nay hoặc do bản đồ đã cũ, chất lượng không đảm bảo hoặc do biến động quá lớn , phải đo mới lại hoặc chỉnh lý biến động đồng loạt. Đây được xem là các trường hợp khó thực hiện do không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang có tranh chấp, vi phạm pháp
Còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về nhà làm việc,
Kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn;
Kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính của các địa phương còn hạn chế, tiền thu từ đất hàng năm đều phải điều tiết phân chia theo hướng đảm bảo ưu tiên chi phí đầu tư
2. Giải pháp để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai:
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai thì Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải có những giải pháp tối ưu:
Thứ nhất, Bộ tài nguyên và môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với địa phương rà soát, thống kê các trường hợp chưa đo đạc bản đồ địa chính ở từng xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, cần thống kê các trường hợp đã đo đạc bản đồ địa chính nhưng chưa cấp giấy chứng nhận ở từng xã, phường, thị trấn, nay đã biến động phải đo mới để cấp giấy chứng nhận không thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính được.
Thứ ba, phải bố trí đủ kinh phí từ ngân sách cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính thực hiện đối với các xã, phường, thị trấn chưa có bản đồ địa chính. Hạn chế đo vẽ bản đồ địa chính đối với loại đất và địa bàn đã cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, kể cả trường hợp đã có thiết kế kỹ thuật và dự toán đo vẽ bản đồ địa chính được duyệt nhưng chưa triển khai.
Thứ tư, tiếp tục đẩy nhanh và hoàn thiện triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trên cơ sở tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh và cấp trung ương và vận hành theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thứ năm, cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong giao dịch điện tử, ứng dụng chuẩn giao tiếp mở giữa các thông tin, thiết lập nền tảng để chia sẻ dữ liệu quản lý đất đai theo công nghệ hiện đại để người dân có thể truy cập một cách dễ dàng cũng như dễ tìm kiếm các thông tin hơn.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế tài chính để đảm bảo, duy trì, vận hành khai thác hệ thống dữ liệu đất đai, xây dựng cơ chế thu phí cung cấp thông tin đất đai cho người dân và các tổ chức một cách bền vững và hiệu quả hơn
Thứ bảy, cần đưa ra các giải pháp an toàn về thông tin của người sử dụng đất, thông tin về đất đai, giải pháp quản lý và chia sẻ dữ liệu đất đai.
Thứ tám, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy trình lồng ghép đối với những nơi thực hiện đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, chuẩn hóa chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính vào hệ thống và xây dựng bổ sung các cơ sở dữ liệu thành phần đối với các địa bàn đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trước đây.
Thứ chín, rà soát, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai. Đồng thời phải tổng hợp các dữ liệu địa chính của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và dữ liệu có liên quan đến đất đai của các đơn vị cùng cấp; kiểm kê đất đai của cả nước, cập nhật dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như cơ sở dữ liệu về khung giá đất theo từng vùng.
Thứ mười, cần rà soát, xây dựng, bổ sung hoàn thiện các quy chế vận hành, khai thác, cập nhật, và chia sẻ dữ liệu thông tin dữ liệu đất đai thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Bên cạnh đó phải đầu tư bổ sung, duy trì kết nối, vận hành hệ thống thông tin đất đai trong nội bộ tỉnh để quản lý vận hành và khai thác, cũng như cập nhật dữ liệu đất đai và kết nối chia sẻ với các Sở ngành phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh tại các địa phương.
Mười một, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin, dữ liệu của Bộ, ngành địa phương. Tiếp tục báo cáo, tham mưu với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ đạo, đầu tư nhiều hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với việc phát triển công nghệ 4.0 như thời điểm hiện tại cùng với nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân thông qua các phương tiện điện tử thì việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai trên các phương tiện điện tử và hệ thống hồ sơ địa chính là rất cần thiết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Thông tư