Bên cạnh những chế tài phù hợp với hành vi phạm tội, nhà nước ta luôn có chế độ khoan hồng, tạo điều kiện cho những người vi phạm ở một mức độ nhất định. Một trong số đó là việc hoãn chấp hành hình phạt tù. Khi đã có quyết định thi hành án. Hoãn chấp hành hình phạt tù là gì? Trình tự xin hoãn chấp hành hình phạt tù?
Mục lục bài viết
1. Hoãn chấp hành hình phạt tù là gì?
Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền cho phép chưa cần phải thực hiện hình phạt tù vì những lý do nhất định. Chế định này là một chế định cần thiết trong đời sống xã hội. Việc người phạm tội được hoãn phạt tù thể hiện sự khoan hồng, bao dung của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng vì việc người phạm tội khi phải chấp hành hình phạt tù không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chính người đó mà còn ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh của họ. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội nên chỉ có một số đối tượng nhất định mới được hoãn phạt tù.
Các trường hợp được hoãn thi hành phạt tù
Căn cứ khoản 1 điều 67
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, chỉ có 4 trường hợp nêu trên mới được hoãn hình phạt tù. Đây là những trường hợp đặc biệt, xét thấy cần thiết phải hoãn phạt tù:
Người bị bệnh nặng: là người có sức khỏe yếu, bị bệnh dẫn đến không đủ sức khỏe để trực tiếp thi hành án phạt tù ngay khi bản án có hiệu lực. Tình trạng bệnh phải được xác nhận của cơ sở ý tế có thẩm quyền hoặc pháp y tiến hành giám định và xác nhận.
Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi: Quy định này là để hỗ trợ cho những đứa trẻ còn quá nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai thì được hoãn để sinh con và nuôi con đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Con ở đây là con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp.
Là lao động duy nhất trong nhà: Được hiểu là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật. Có sức khỏe để lao động, nuôi dưỡng những người trong gia đình. Những thành viên khác trong gia đình không thể tự lao động nuôi dưỡng bản thân mà phải phụ thuộc vào người bị kết án…phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người phải chấp hành án cư trú.
Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ: Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng là những tội phạm mà khung hình phạt cho hành vi phạm tội không quá 03 năm tù. Do nhu cầu công vụ mà phạm tội thì cũng sẽ được hoãn đến 01 năm. Phải có xác nhận của cơ quan nơi thực hiện công vu.
2. Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 67
Cho đến khi sức khỏe hồi phục đối với người bị bệnh nặng.
Con đủ 36 tháng tuổi đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
01 năm đối với người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
01 năm đối với người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng do như cầu công vụ
Như vậy, đối với mỗi trường hợp khác nhau thì thời hạn được hoãn cũng khác nhau.
3. Trình tự hoãn chấp hành hình phạt tù phạt tù:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật thi hành án hình sự 2019, cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn chấp hành án phạt tù theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù
Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
Bước 2: Ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.
Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và
Bước 3: Gửi quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
– Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
– Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.
4. Vướng mắc trong hoãn chấp hành án phạt tù:
Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoãn chấp hành án phạt tù trong một số trường hợp chúng tôi nhận thấy các quy định, hướng dẫn hiện hành còn có một số điểm vướng mắc bất cập gây lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án khi thực hiện, cụ thể là:
Thứ nhất, đối với trường hợp hoãn chấp hành hành hình phạt tù vì lý do sức khỏe: Theo hướng dẫn tại mục 7.3 của Nghị quyết số 01/2007 thì “người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục” nhưng lại không có văn bản hướng dẫn như thế nào là “sức khỏe được hồi phục”. Cơ quan nào kết luận đánh giá?
Trên thực tế xảy ra trường hợp là người chấp hành án chết, hoặc sức khỏe hồi phục sau đó trốn khỏi địa phương hoặc người chấp hành án mặc dù sức khỏe đã được hồi phục nhưng cố tình chây ỳ không đi chấp hành án, làm cho bản án của Tòa án không được tôn trọng và thực thi. Do đó, theo chúng tôi trong trường hợp này cần có hướng dẫn theo hướng cho hoãn theo từng khoảng thời gian từng năm một và sau khi hết thời hạn trên phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận về tình trạng sức khỏe trong trường hợp sức khỏe được hồi phục.
Thứ hai, hiện nay quy định đối với trường hợp hoãn chấp hành án vì lý do sức khỏe phải có bệnh án của tuyến tỉnh trở lên, trong thực tiễn có những trường hợp người bị kết án phạt tù đang trong thời gian chờ thi hành án thì bị tai nạn giao thông nằm một chỗ không đi chấp hành án được nên họ đã nhờ người thân viết đơn đề nghị Tòa án đã ra bản án hoãn thi hành, trong khi hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, vợ thì bỏ đi còn gia đình chỉ có bố mẹ già, không có điều kiện để đi bệnh viện tuyến tỉnh và việc xin sổ bệnh án đối với người dân gần như là không thể, do không có bệnh án tuyến tỉnh nên không có đủ điều kiện để hoãn chấp hành án được, theo chúng tôi thì đây cũng là một vấn đề cần có sự linh hoạt trong khi áp dụng các quy định hướng dẫn có liên quan.
Thứ ba, đối với trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù đối với đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Quy định này xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước ưu tiên bảo vệ đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Theo
“Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự, nếu người bị xử phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”. Như vậy, theo quy định thì họ có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù, chứ không phải đương nhiên được hoãn chấp hành hình phạt tù. Để việc quyết định cho đối tượng này được hoãn chấp hành hình phạt tù hay không cần phân biệt như sau:
“Nếu là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi bị xử phạt tù lần đầu (có thể kể cả mức án cao) và sau khi bị xử phạt tù không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm phát luật nghiêm trọng nào thì tinh thần chung là cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Nếu là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, sau khi bị xử phạt tù, chưa chấp hành hình phạt tù lại tiếp tục phạm tội, cho dù chưa được hoãn chấp hành hình phạt tù lần nào nhưng tinh thần chung là không cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù…”.
Trong thực tiễn, việc áp dụng căn cứ này để cho hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp trên còn chưa thống nhất giữa các địa phương. Có nơi, Tòa án cho người bị kết án hoãn chấp hành hình phạt tù từ thời điểm người bị kết án bắt đầu có thai đến khi con họ tròn 36 tháng tuổi. Có nơi tách ra hai giai đoạn, giai đoạn 1 cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong thời gian mang thai; giai đoạn hai cho hoãn từ thời điểm người bị kết án sinh con cho đến khi con họ tròn 36 tháng tuổi, có nơi lại cho hoãn chấp hành án phạt tù từng năm một cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Việc cho hoãn chấp hành án như trên mặc dù không ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng là phụ nữ có thai và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, song sẽ rất khó khăn trong công tác theo dõi thi hành án.
Theo chúng tôi, trường hợp người bị kết án được hoãn chấp hành án phạt tù đối với đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên có sự hướng dẫn thống nhất và theo hướng: Nên tách ra hai giai đoạn: hoãn chấp hành án phạt tù đối với phụ nữ có thai và hoãn trong trường hợp phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Việc tách ra như vậy để nhằm mục đích để thực hiện việc quản lý, theo dõi người bị kết án nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của người bị kết án theo chính sách của Nhà nước. Tránh tình trạng căn cứ cho hoãn không còn (người được hoãn, tạm đình chỉ sảy thai, con của họ chết) nhưng họ không báo cáo chính quyền địa phương nên Tòa cũng không có căn cứ để chấm dứt việc cho hoãn chấp hành án.
Thứ tư, trước đây theo quy định tại khoản 2 Điều 261 BLTTHS 2003 thì: “Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho
Nhưng tại khoản 6 Điều 24 Luật THAHS lại quy định “Chậm nhất là 07 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Toà án đã quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Thi hành án hình sự năm 2019.