Việc kê khai hóa đơn là một trong những vấn đề được doanh nghiệp rất quan tâm. Trong số các hóa đơn lưu hành hiện nay, có 02 hóa đơn phổ biến là hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn trực tiếp. Vậy đối với hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế GTGT không?
Mục lục bài viết
1. Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế GTGT không?
Hóa đơn trực tiếp hay còn gọi là hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn được chi cục Thuế cấp cho các doanh nghiệp/tổ chức hay cá nhân kinh doanh sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp khi giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
So với hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) thì hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho các doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; còn hóa đơn bán hàng trực tiếp sẽ dùng cho doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp.
Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp thì sẽ không sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hay nói cách khác là kê khai thuế giá trị gia tăng.
2. Các quy định về hóa đơn trực tiếp:
Thứ nhất, đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp:
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NDD-CP quy định đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp bao gồm:
– Các cá nhân, tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
+ Hoạt động vận tải quốc tế.
+ Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
+ Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
+ Hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Các cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Thứ hai, nội dung của hóa đơn trực tiếp:
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 123/2020/NDD-CP quy định nội dung của hóa đơn bao gồm:
– Phải có thông tin tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
+ Tên hóa đơn: HÓA ĐƠN BÁN HÀNG.
+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn: áp dụng theo quy định.
– Thông tin tên liên hóa đơn: được áp dụng cho hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Số hóa đơn:
+ Số hóa đơn: là số thứ tự thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn.
Số hóa đơn ghi bằng chữ số Ả-rập, tối đa là 08 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999.
Số hóa đơn lập theo thứ tự liên tục: từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.
Lưu ý: số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn: áp dụng đối với tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử.
+ Nếu như số hóa đơn doanh nghiệp không lập theo nguyên tắc trên: hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
– Thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán:
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán phải đúng với thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
– Thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua:
+ Người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế: thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
+ Người mua không có mã số thuế: không cần ghi nhận mã số thuế của người mua.
Lưu ý: bán hàng hóa, dịch vụ cho người nước ngoài đến Việt Nam: ghi nhận thông tin số hộ chiếu, hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng thay cho thông tin địa chỉ của người mua.
– Thông tin về tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; số tiền chưa bao gồm thuế; số tiền đã bao gồm thuế.
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
– Thông tin thời điểm lập hóa đơn.
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
– Thông tin mã của cơ quan thuế.
– Thông tin phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
– Thông tin về tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn.
– Thông tin về chữ viết, chữ số và đồng tiền trên hóa đơn.
3. Mẫu hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp):
TÊN CỤC THUẾ: HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Liên 1: Lưu Ngày …….. tháng …….. năm ……….. | Mẫu số: 02GTTT3/001 Ký hiệu: 03AA/23P Số: 0000001 | ||||||
Tên người bán: ……….. Mã số thuế: Địa chỉ: …….. Điện thoại: ……. Số tài khoản ………. | |||||||
Tên người mua: …….. Mã số thuế: Địa chỉ: ……… Số tài khoản: …….. | |||||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | ||
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: ………. | |||||||
Số tiền viết bằng chữ: …….. | |||||||
NGƯỜI MUA HÀNG (Ký, ghi rõ họ, tên) | NGƯỜI BÁN HÀNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) | ||||||
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) | |||||||
(In tại Công ty in………., Mã số thuế…….)
Ghi chú:
– Liên 1: Lưu
– Liên 2: Giao người mua
– Liên 3: Nội bộ
4. Cách tính thuế hóa đơn trực tiếp:
(1) Tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng x với thuế suất áp dụng cho vàng, bạc, đá quý
– Đối tượng áp dụng:
+ Cơ sở kinh doanh và tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam tuy nhiên có thu nhập tại Việt Nam.
+ Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
Công thức tính:
Thuế GTGT | = | (Giá bán | – | Giá mua vào tương ứng với phần bán ra) | x | 10% |
(2) Tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu:
– Đối tượng áp dụng:
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu mỗi năm dưới 1 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, đăng ký theo phương pháp trực tiếp.
+ Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Công thức tính:
Thuế GTGT | = | Doanh thu bán hàng | x | Tỷ lệ % (*) |
Lưu ý: mức tỷ lệ % được xác đingj như sau:
+ Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu: Tỷ lệ 5%
+ Vận tải, sản xuất, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ 3%
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ 1%
+ Hoạt động kinh doanh khác: Tỷ lệ 2%.
Để mua được hóa đơn trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có thể đăng ký mua hóa đơn trực tiếp thông qua đơn vị nhà cung cấp hóa đơn điện tử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, nghị định số 123/2020/NDD-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
THAM KHẢO THÊM: