Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thương binh. Hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thương binh. Hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi là thương binh hạng 3/4 mất sức lao động 51% và theo quyết định của UBND huyện thì bố tôi được hỗ trợ làm nhà mới theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014 và bố tôi đã đi vay tiền làm nhà, khánh thành từ tháng 1 năm 2015. Xã đã về làm biên bản nghiệm thu đến nay đã được gần 2 năm mà vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Chúng tôi đã hỏi huyện, huyện chỉ trả lời là ở trên chưa rót tiền xuống nên chưa được. Xin hỏi trong trường hợp này giá đình chúng tôi cần phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở có quy định như sau:
Điều 1. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
3. Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).
Điều 5. Nguồn vốn thực hiện
1. Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này theo tỷ lệ như sau:
a) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 100% theo mức quy định;
b) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 50% – 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 95%, ngân sách địa phương hỗ trợ 5% theo mức quy định;
c) Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 90%, ngân sách địa phương hỗ trợ 10% theo mức quy định;
d) Đối với địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 80%, ngân sách địa phương hỗ trợ 20% theo mức quy định.
2. Vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và đóng góp của hộ gia đình được hỗ trợ.
Điều 7. Thời gian và tiến độ thực hiện
1. Trong năm 2013, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng theo đúng quy định của Quyết định này đối với khoảng 71.000 hộ (theo danh sách các địa phương đã báo cáo đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012).
2. Trong năm 2014, các địa phương tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng các địa phương mới rà soát, thống kê, báo cáo năm 2013.
Theo thông tin bạn trình bày, bố bạn là thương binh hạng 3/4 mất sức lao động 51% và bố của bạn được hỗ trợ làm nhà mới theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg từ năm 2014. Tuy nhiên đến nay đã gần hai năm mà vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Tại Điều 5 Thông tư số 98/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể việc cấp phát kinh phí như sau:
Điều 5. Lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước. Thông tư này hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg mức hỗ trợ theo từng hộ và tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch và các cơ quan liên quan xét duyệt, tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt.
2. Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND cấp huyện về danh sách, mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và kinh phí hỗ trợ, Sở Xây dựng tổng hợp danh sách, mức hỗ trợ, nhu cầu kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn địa phương gửi Sở Tài chính để thẩm định và làm cơ sở xác định nguồn kinh phí thực hiện (chi tiết theo nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đảm bảo và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác), báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí.
3. Căn cứ đề nghị hỗ trợ kinh phí của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định phê duyệt của UBND cấp tỉnh (kèm theo danh sách, mức hỗ trợ từng đối tượng theo địa bàn từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã), Bộ Tài chính xác định phần kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Căn cứ kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ, bố trí của ngân sách địa phương và huy động đóng góp từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp Luật, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao dự toán cho UBND cấp huyện để triển khai thực hiện (trong đó chi tiết nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước). UBND cấp huyện thực hiện phân bổ kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và cấp kinh phí uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giao dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (kèm theo danh sách đối tượng được hỗ trợ về nhà ở, mức hỗ trợ từng hộ gia đình theo địa bàn từng xã).
UBND cấp xã thực hiện rút dự toán tại KBNN để tạm ứng lần đầu hoặc thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình. Hồ sơ tạm ứng lần đầu gồm danh sách các hộ gia đình đề nghị tạm ứng và mức vốn đề nghị tạm ứng. Mức tạm ứng cho đối tượng tối đa không vượt quá 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc tạm ứng cho các hộ gia đình trên cơ sở đề nghị của từng hộ gia đình theo
mẫu đề nghị tạm ứng (Phụ lục số 1 đính kèm).5. Kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được hạch toán, tổng hợp vào quyết toán ngân sách huyện (ngân sách huyện cấp kinh phí uỷ quyền cho ngân sách cấp xã) hoặc quyết toán ngân sách cấp xã (ngân sách huyện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã) theo phân cấp ngân sách do UBND cấp tỉnh quyết định.
6. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đảm bảo số tiền hỗ trợ theo đúng danh sách phê duyệt của UBND cấp huyện và mức hỗ trợ theo quy định.
Căn cứ theo quy định trên thì nguồn vốn thực hiện bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương. Như thông tin bạn trình bày thì xã đã làm biên bản nghiệm thu được hai năm mà vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Theo quy định của pháp luật thì sau khi có hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành (xác định việc xây xong nhà hoặc sửa chữa xong nhà theo quy định của Bộ Xây dựng) của UBND xã (kèm theo bảng kê, ký nhận của hộ gia đình đã nhận tạm ứng, mức vốn còn lại đề nghị được thanh toán), Kho bạc nhà nước thanh toán tiếp phần còn lại cho UBND cấp xã để chi trả cho các hộ gia đình; đồng thời chuyển từ tạm ứng sang thực chi ngân sách. Khi cấp tiếp số tiền còn lại cho các hộ gia đình, UBND xã lập bảng kê, ký nhận của hộ gia đình đã nhận kinh phí hỗ trợ về nhà ở để làm căn cứ quyết toán ngân sách theo quy định. Do vậy, gia đình bạn có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để được hướng dẫn giải quyết.