Hồ sơ xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề mới nhất năm 2021. Quy định mới nhất về hồ sơ xin hưởng, các giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị để làm thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề theo quy định mới nhất 2021.
Chế độ hỗ trợ học nghề có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, từ đó tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm kiếm việc làm tốt hơn. Đây là một chính sách nhân đạo của nhà nước nhằm hỗ trợ những người lao động giúp họ nâng cao kiến thức, đồng thời đáp ứng được nhu cầu việc làm của thị trường lao động. Vậy, chế độ hỗ trợ học nghề là gì?
Chế độ hỗ trợ học nghề là hình thức hỗ trợ tạo điều kiện để người lao động có khả năng tiếp cận công việc mới một cách ổn định. Để có thể xin được chế độ hỗ trợ học nghề thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ nhất định. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin được phân tích vấn đề hồ sơ hỗ trợ học nghề như sau:
Tư vấn hồ sơ, các giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ xin hưởng chế độ hỗ trợ học nghề khi thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 24Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Thứ nhất, đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gồm có:
– Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.
Thứ hai, đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ xin hỗ trợ học nghề gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Theo đó, người lao động phải chuẩn bị bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây về việc chấm dứt
+
+ Quyết định thôi việc
+ Quyết đinh sa thải
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Sổ bảo hiểm xã hội
Sau khi đã chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ thì người lao động nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đề nghị hỗ trợ học nghề. Tùy vào từng đối tượng mà mức hỗ trợ học nghề sẽ khác nhau. Căn cứ theo Điều 3
+ Đối với cá nhân tham gia các khóa học nghề đến 03 tháng: mức hỗ trợ học nghề tối đa cho đối tượng này là 03 triệu đồng/người/khóa học.
+ Đối với cá nhân tham gia các khóa học nghề trên 03 tháng: mức hỗ trợ học nghề tối đa 600.000 đồng/người/tháng.
Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng ngành nghề và được tính theo thời gian học nghề thực tế.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa muốn tham gia học nghề lái xe taxi 5 tháng. Đối với khóa học nghề hơn 3 tháng thì mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng.
Theo đó, mức hỗ trợ học nghề mà A được nhận là 600.000 đồng/tháng x 5 tháng = 3.000.000 đồng. Mức hỗ trợ học nghề cụ thể được tính theo tháng, tùy theo nghề và thời gian học nghề thực tế của A.
Theo thông tin từ Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về thống kê số liệu người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì năm 2009, khi chính sách hưởng chế độ thất nghiệp mới có hiệu lực, cả nước chỉ có 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì tính đến cuối năm 2017 cả nước có khoảng 11,7 triệu người. Trong đó, một số địa phương có số người hưởng trợ cấp thất nghiệp cao là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Long An…
Tỉ lệ số người xin hỗ trợ học nghề ngày càng gia tăng, một phần do nhu cầu công việc yêu cầu người lao động phải có kinh nghiệm, kiến thức cao, một phần người lao động cũng muốn nâng cao mức lương của mình hơn nữa. Sự cạnh tranh việc làm là động lực thúc đẩy người lao động phải trau dồi kiến thức thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề khi thất nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Xin được hỏi: Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu học nghề. Tôi có làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (Mẫu số 18 – Ban hành kèm theo Thông tư số:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
a) Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Sổ bảo hiểm xã hội.”
“Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
1. Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật việc làm năm 2013 có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về dạy nghề (sau đây được viết tắt là cơ sở dạy nghề). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề.
2. Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tập dịch vụ việc làm
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với người thất nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định này khi được giải quyết hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ.
Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.
5. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định.”
Như vậy hướng dẫn của trung tâm dịch vụ việc làm là anh phải nộp hồ sơ học nghề cho cơ sở đào tạo nghề, sau đó nộp học phí và lấy biên lai thu tiền học phí, kèm lịch học cụ thể đem nộp chung với đơn đề nghị hỗ trợ học nghề. Khi đó hồ sơ của bạn mới đầy đủ và Trung tâm dịch vụ việc làm mới đủ cơ sở để xem xét hồ sơ, tham mưu Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định hỗ trợ học nghề theo qui định. Về khoản học phí đã nộp cho cơ sở đào tạo nghề thì sau khi có quyết định hỗ trợ học nghề Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trả lại số hỗ trợ học nghề mà anh được hưởng là trái với quy định của pháp luật.
Về mức hỗ trợ học nghề nếu anh được nhận sẽ theo quy định tại Điều 4, Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.”
3. Quy định mức hỗ trợ học nghề theo Luật việc làm 2013
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có nhu cầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề theo quy định tối đa 1 triệu /tháng. Tôi xin hỏi là trong 1 triệu này chỉ là hỗ trợ kinh phí đào tạo hay có cả hỗ trợ tiền ăn cho người học. Tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ đào tạo nghề ghi rõ mức hỗ trợ chi phí đào tạo và tiền ăn, tiền đi lại cho người học. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Luật Việc làm 2013, người la động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.
Luật sư tư vấn quy định mức hỗ trợ học nghề:1900.6568
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn đảm bảo được các điều kiện trên thì bạn sẽ được hỗ trợ học nghề theo quy định. Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
– Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
– Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
3. Kết luận.
Mức hỗ trợ học nghề trong 1 triệu này là hỗ trợ kinh phí đào tạo được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.