Câu lạc bộ Yoga là một trong những điểm đến lý tưởng của những người yêu thích loại hình bộ môn này, thành lập một câu lạc bộ yoga giúp cho nhiều người chơi có không gian tập luyện, tạo ra một môi trường lành mạnh giao lưu kết nối giữa các thành viên chung đam mê. Dưới đây là quy định về hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập câu lạc bộ yoga có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập câu lạc bộ Yoga:
Căn cứ tại Điều 2 của
-
Hội được quy định trong
Nghị định có thể được hiểu là các tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam trong cùng một ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết các hội viên phải hoạt động một cách thường xuyên, không hướng tới mục tiêu vụ lợi cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, của hội, của cộng đồng văn hóa nói chung; hoạt động với mục tiêu hỗ trợ nhau hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;45/2010/NĐ-CP -
Hội có tên gọi khác như: Hội, tổng hội, liên hiệp hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật;
-
Về phạm vi hoạt động bao gồm: Hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước hoặc hoạt động trong phạm vi liên tỉnh; hội có phạm vi hoạt động trong các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hội có phạm vi hoạt động trong các huyện, thị xã, quận hoặc thành phố thuộc tỉnh; hội có phạm vi hoạt động trong cấp xã, phường hoặc thị trấn.
Theo đó, câu lạc bộ yoga khi được thành lập cũng sẽ được xem là một hội (với tên gọi là câu lạc bộ Yoga và có tư cách pháp nhân). Câu lạc bộ yoga có thể hiểu là các tổ chức tự nguyện của công dân và tổ chức Việt Nam có chung sở thích là tập yoga để nâng cao sức khỏe. Câu lạc bộ yoga được tổ chức hoạt động thường xuyên, không hướng tới mục tiêu vụ lợi cá nhân, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong câu lạc bộ, hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả trong quá trình nâng cao sức khỏe, rèn luyện các kỹ năng tập luyện yoga. Câu lạc bộ yoga được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, để được cho phép thành lập câu lạc bộ yoga thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP, có thể kể đến những điều kiện thành lập câu lạc bộ yoga như sau:
(1) Có mục đích hoạt động không trái với quy định của pháp luật, không có sự trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động với các câu lạc bộ đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
(2) Có điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Có trụ sở khi đăng ký thành lập câu lạc bộ yoga.
(4) Có số lượng công dân và tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập. Trong đó:
+ Đối với câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước hoặc hoạt động trên phạm vi liên tỉnh cần phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh đã ứng đầy đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia, có đơn đăng ký tham gia thành lập câu lạc bộ;
+ Đối với câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trong tỉnh thì cần phải có ít nhất 50 công dân, tổ chức trong tỉnh đáp ứng đầy đủ điều kiện, tự nguyện tham gia và có đơn đăng ký tham gia thành lập câu lạc bộ;
+ Đối với câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trong cấp huyện thì cần phải có ít nhất số lượng 20 công dân, tổ chức trong huyện đáp ứng đầy đủ điều kiện, tự nguyện tham gia và có đơn đăng ký tham gia thành lập câu lạc bộ;
+ Đối với câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trong cấp xã thì cần phải có ít nhất số lượng 10 công dân/tổ chức trong xã đã ứng đầy đủ điều kiện, tự nguyện đăng ký và có đợt đăng ký tham gia thành lập câu lạc bộ;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện của các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, các tổ chức kinh tế đó có phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nước thì cần phải có ít nhất 11 đại diện là pháp nhân ở nhiều tỉnh/thành phố, đối với Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong cấp tỉnh thì cần phải có ít nhất 05 đại diện là pháp nhân trong tỉnh có cùng ngành nghề/lĩnh vực hoạt động đáp ứng đầy đủ điều kiện phải tự nguyện đăng ký hoặc có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội. Đối với hội nghề nghiệp có tính chất đặc thù chuyên môn, thì số lượng công dân và số lượng tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP xem xét và đưa ra quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Vậy để thành lập câu lạc bộ yoga thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
2. Hồ sơ thành lập câu lạc bộ Yoga:
Để thành lập câu lạc bộ yoga, cần phải tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về thủ tục pháp lý và thành phần hồ sơ. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2012/NĐ-CP), thành phần hồ sơ thành lập câu lạc bộ yoga bao gồm:
-
Đơn xin phép thành lập câu lạc bộ yoga;
-
Dự thảo điều lệ của câu lạc bộ yoga;
-
Danh sách người trong ban vận động thành lập câu lạc bộ yoga được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
-
Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập câu lạc bộ yoga;
-
Văn bản xác nhận đổi dự kiến đặt trụ sở của câu lạc bộ yoga;
-
Bảng kê khai tài sản do các thành viên sáng lập tự nguyện đóng góp trong quá trình thành lập câu lạc bộ yoga (nếu có).
3. Trình tự và thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1
Như vậy, trình tự và thủ tục thành lập câu lạc bộ yoga được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ yoga. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP như phân tích nêu trên. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ yoga đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (xác định theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP).
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ yoga cần phải đưa giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, nhận thấy hồ sơ hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có trách nhiệm xem xét và ra quyết định cho phép thành lập câu lạc bộ yoga. Trong trường hợp nhận thấy không đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập câu lạc bộ yoga thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trả kết quả.
THAM KHẢO THÊM: