Hồ sơ, trình tự thủ tục xin hưởng chế độ tử tuất mới nhất năm 2021. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết, trình tự thủ tục, các bước tiến hành xin hưởng chế độ tử tuất mới nhất 2021.
Chế độ tử tuất không còn xa lạ đối với những người tham gia hoặc có người thân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ tử tuất ra đời từ những năm 1956 với tiền đề là Nghị định số 980-Ttg ngày 27/07/1956 trong đó có quy định về tiền tuất một lần cho gia đình liệt sỹ. Qua từng giai đoạn phát triển của xã hội, quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự thủ tục hưởng chế độ tử tuất cũng thay đổi.
Hiện nay, quy định mới nhất về hồ sơ, trình tự thủ tục xin hưởng chế độ tử tuất được quy định tại Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Hy vọng qua bài viết này đội ngũ chuyên gia, luật sư của Luật Dương Gia sẽ giúp mọi người nắm rõ các quy định mới nhất về hồ sơ, trình tự xin hưởng chế độ tử tuất để người thân của người chết đã đóng bảo hiểm xã hội nắm rõ, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tư vấn hồ sơ, trình tự và thủ tục hưởng chế độ tử tuất trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Bài viết gồm có hai phần chính đó là hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và trình tự, thủ tục hưởng chế độ tử tuất. Trước tiên ta cần nắm rõ về mặt bản chất và khái niệm chế độ tử tuất. Theo đó chế độ tử tuất là chế độ của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đó khi người đó chết thì người thân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận chế độ này bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.
Thứ nhất, hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Hồ sơ xin hưởng chế độ tử tuất được quy định tại Điều 22 Quyết định 636/QĐ-BHXH, theo đó người xin hưởng chế độ tử tuất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Sổ BHXH (áp dụng với người đang đóng BHXH, người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng bị chết) hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý (áp dụng với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng bị chết);
– Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của người chết;
– Tờ khai của nhân thân người đã chết (theo mẫu số 09A-HSB). Chỉ sử dụng tờ khai chính theo mẫu, không sử dụng bản sao, bản chụp hay bản công chứng, chứng thực;
– Các loại biên bản, tài liệu khác:
+ Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì cần biên bản họp của các nhân thân theo mẫu số 16-HSB, sử dụng bản chính. Tuy nhiên trường hợp có 01 nhân thân hoặc nhiều nhân thân nhưng chỉ có 01 người đại diện hợp pháp và lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì không cần biên bản họp nhân thân nhưng người đó phải chịu trách nhiệm về lựa chọn này.
+ Nếu chết do tai nạn lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động. Trường hợp chết do tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động phải nộp: biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội;
+ Nếu chết do bệnh nghề nghiệp thì nộp bệnh án Điều trị;
+ Nếu thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc khuyết tật mức độ nặng nộp Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng.
Như vậy đối với chế độ tử tuất, để chuẩn bị một bộ hồ sơ đúng và đủ thì mọi người cần phải biết và xác định chính xác người chết tham gia bảo hiểm xã hội ở giai đoạn nào, với tư cách là gì.
Thứ hai, trình tự thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin hưởng chế độ tử tuất: Căn cứ khoản 4 Điều 26 Quyết định 636/QĐ-BHXH, nhân thân được hưởng chế độ tử tuất của người chết nộp hồ sơ tại các cơ quan sau:
– Nộp cho người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc trước khi chết: áp dụng khi người chết là người lao động đang đóng BHXH bắt buộc;
– Nộp cho cơ quan cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi người kê khai Tờ khai cư trú: áp dụng khi người chết đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc đang chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng hoặc tham gia BHXH tự nguyện;
– Nộp cho cơ quan cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trước khi người lao động chết: áp dụng khi người chết là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
Thời hạn nộp hồ sơ là 90 ngày.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ:
– Đối với người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ của nhân thân người lao động theo quy định tại điểm 4.2 khoản 4 Điều 27 Quyết định 636/QĐ-BHXH:
“4.2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.”
– Đối với cơ quan BHXH huyện, BHXH tỉnh:
+ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, đủ thành phần; nếu hồ sơ không đúng quy định thì ghi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và trả cho người nộp để hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu phát hiện nội dung kê khai của thân nhân chưa rõ ràng, chưa đảm bảo căn cứ để giải quyết hoặc do BHXH tỉnh yêu cầu xác minh thì phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh (mẫu số 09B-HSB) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và bổ sung kết quả xác minh vào hồ sơ tử tuất để chuyển cho BHXH tỉnh xem xét, giải quyết; nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bước 3: Giải quyết và chi trả cho nhân thân người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu không chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Lập bản quá trình đóng BHXH theo mẫu số 04-HSB và xét duyệt chế độ tử tuất đối với người đang đóng hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH;
– Trình Giám đốc ra quyết định hưởng trợ cấp mai táng theo mẫu số 08A-HSB hoặc 08B-HSB, quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với từng thân nhân đủ Điều kiện hưởng cư trú tại địa bàn tỉnh theo mẫu số 08C-HSB hoặc quyết định hưởng chế độ tử tuất một lần theo mẫu số 08D-HSB, mẫu số 08E-HSB hoặc quyết định Điều chỉnh trợ cấp tử tuất một lần theo mẫu số 06A-HSB;
Trường hợp có các thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng không cư trú cùng tỉnh thì thực hiện như sau:
+ BHXH tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp khu vực một lần (nếu có), trợ cấp chết do TNLĐ, BNN (nếu có) và trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân cư trú tại địa bàn (nếu có); trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hưởng chế độ tử tuất, lập thủ tục giới thiệu chuyển hồ sơ đối với các thân nhân còn lại đến BHXH tỉnh nơi có thân nhân cư trú để xem xét, giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện theo quy định. Hồ sơ gồm: Bản sao lại hồ sơ hưởng trợ cấp tử tuất đã giải quyết do BHXH tỉnh xác nhận, giấy giới thiệu (mẫu số 15A-HSB). Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đồng thời nhận trợ cấp mai táng thì chuyển BHXH tỉnh nơi thân nhân đó hưởng trợ cấp tuất hàng tháng chi trả trợ cấp mai táng; ngoài hồ sơ nêu trên, có thêm giấy giới thiệu (mẫu số C77-HD).
+ BHXH tỉnh nơi có thân nhân cư trú căn cứ hồ sơ để tiếp nhận, xem xét về Điều kiện hưởng và giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định; trường hợp thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì có văn bản thông báo lại cho BHXH tỉnh nơi đã giới thiệu chuyển đi biết để phối hợp giải quyết.
Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần không cư trú cùng tỉnh với người lao động đã chết thì thực hiện như sau:
+ BHXH tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp khu vực một lần (nếu có) và trợ cấp chết do TNLĐ, BNN (nếu có); trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hưởng chế độ tử tuất, lập thủ tục giới thiệu, chuẩn bị hồ sơ giới thiệu (theo mẫu số C77-HD) đến BHXH tỉnh nơi thân nhân đại diện cho các thân nhân nhận trợ cấp cư trú để chi trả trợ cấp ngay cho thân nhân.
+ BHXH tỉnh nơi có thân nhân đại diện các thân nhân nhận trợ cấp cư trú căn cứ hồ sơ để tiếp nhận, quản lý đối tượng và chi trả; trường hợp thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần thì có văn bản thông báo lại cho BHXH tỉnh nơi giới thiệu chuyển đi biết để phối hợp giải quyết theo quy định.
Khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động đảm bảo không giải quyết hưởng trùng.
Trong khi giải quyết nếu phát hiện hồ sơ giả, hồ sơ có dấu hiệu gian lận thì báo cáo Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các lưu ý về hồ sơ, trình tự thủ tục xin hưởng chế độ tử tuất
– Khuyết tật mức độ nặng tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được xác định theo quy định tại
– Hồ sơ giới thiệu gồm: Bản sao lại hồ sơ theo quy định tại tiểu Tiết d Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 29 Quyết định 636/QĐ-BHXH, giấy giới thiệu (mẫu số C77-HD); trường hợp nhận được thông báo từ BHXH tỉnh nơi giới thiệu chuyển đến về việc thân nhân không đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần thì căn cứ hồ sơ để phối hợp giải quyết theo quy định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục xác nhận hồ sơ chế độ tử tuất đối với người chờ hưởng chế độ hưu bị chết
- 2 2. Chế độ hưởng tử tuất của thân nhân liệt sĩ
- 3 3. Chế độ tử tuất với thân nhân người có công với cách mạng
- 4 4. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm chết
- 5 5. Chế độ tử tuất đối với thân nhân bệnh binh theo Quyết định 78-CP
1. Thủ tục xác nhận hồ sơ chế độ tử tuất đối với người chờ hưởng chế độ hưu bị chết
Thủ tục xác nhận hồ sơ chế độ tử tuất đối với người nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu bị chết
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của
+ Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
+ Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 06 năm 2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Về việc ban hành Quy định về hồ sơ và quy trình trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.
Bước 3. Cán bộ tiếp nhận thực hiện xác nhận vào tờ khai.
Bước 4. Chuyển trả kết quả cho công dân trực tiếp liên hệ BHXH huyện.
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã.
– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết theo mẫu 09- HSB.
+ Giấy chứng tử (bản sao).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
– Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào tờ khai
– Lệ phí: không
– Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
2. Chế độ hưởng tử tuất của thân nhân liệt sĩ
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi có em trai là bộ đội biên phòng đã công tác 25 năm, cấp bậc trung tá đã mất khi làm nhiệm vụ. Có vợ là giáo viên tiểu học và hai con nhỏ là 9 và 5 tuổi. Gia đình nghèo, lương giáo viên của vợ chỉ khoảng 5 triệu, nhiều người bảo nếu làm chế độ liệt sĩ thì không đủ tiền nuôi con vì trợ cấp hàng tháng rất ít ỏi nếu như giải quyết bảo hiểm một lần thì sẽ có tiền nhiều hơn. Tôi xin được hỏi ý kiến luật sư
1, Nếu em tôi hưởng chế độ tử tuất của liệt sĩ thì vợ đang có lương giáo viên có được hưởng không?
2, Nếu hưởng tử tuất của chế độ liệt sĩ thì bảo hiểm xã hội có trợ cấp thêm cho không ạ ? Rất mong nhận được phản hồi tư luật sư, gia đình tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
1, Nếu em tôi hưởng chế độ tử tuất của liệt sĩ thì vợ đang có lương giáo viên có được hưởng không?
Trước hết theo quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2013NĐ-CP quy định về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định về điều kiện xác nhận liệt sĩ thì trường hợp em trai bạn là bộ đội biên phòng đã công tác được 25 năm và có cấp bậc trung tá và đã mất khi đang làm nhiệm vụ, theo đó trường hợp này em trai bạn đã đủ điều kiện để được công nhận là liệt sĩ.
Căn cứ tại k3 Điều 16 Nghị định 31/2013NĐ-CP quy định về các trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau :
“a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;
b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn”.
Dựa vào các trường hợp trên thì việc vợ em trai bạn có chồng là liệt sĩ mặc dù đang được hưởng lương giáo viên nhưng vẫn đủ điều kiện để nhận tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề tình từ thời điểm em trai bạn chết.
Thứ hai đối với vấn đề nếu như thân nhân đã được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng theo chính sách ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước đảm bảo thì vẫn được hưởng thêm chế độ tử tuất của theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội như sau
+ chế độ mai táng nếu như em trai bạn trước thời điểm mất có thuộc một trong các trường hợp sau: Đang đóng BHXH; Đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; Đang hưởng lương hưu hàng tháng; Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng đã nghỉ việc.
b) Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng, mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung (tại tháng chết).
Theo đó nếu như em trai bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì khi mất người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng, mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung( tại tháng chết)
Thứ hai là hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được quy định tại điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
a) Quân nhân có đủ điều kiện sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
– Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp BHXH một lần (kể cả đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH);
– Chết do TNLĐ, BNN; do bị nhiễm HIV/AIDS vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu;
– Đang hưởng lương hưu hằng tháng;
– Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
– Quân nhân có thời gian đóng BHXH nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 15 năm đóng BHXH mà bị chết, nếu thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và có nguyện vọng nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được đóng tiếp BHXH một lần cho những tháng còn thiếu, để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định (kể cả với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH).
b) Thân nhân của quân nhân nêu trên gồm:
– Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai) chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học hoặc đã đủ 15 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng, dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Tuy nhiên trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng phải không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng mức thu nhập đó thấp hơn mức lương tối thiểu chung;
Như vậy ngoài việc được hưởng tử tuất hằng tháng theo quy định tại Nghị định 31/2013NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp nếu em trai bạn đang thuộc trường hợp quân nhân có đủ điều kiện tại khoản a Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thân nhân của em trai bạn có quyền được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại điều 67 Luật bảo hiểm xã hội.Vì gia đình em trai bạn có hai con nhỏ là 9 tuổi và 5 tuổi hiện đang đi học và không có thu nhập cá nhân riêng thỏa mãn điều kiện nhân thân được hưởng tử tuất hàng tháng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Chế độ tử tuất với thân nhân người có công với cách mạng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi là công nhân tham gia hoạt động cách mạng trong thời gian làm việc đã chết do bệnh từ năm 1981. Gia đình tôi đã được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng cho các con. Tôi nghe nói : đến năm 55 tuổi thì vợ tử sĩ cũng được hưởng chế độ. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi nhưng vẫn chưa được hưởng chế độ gì. Xin luật sư cho tôi hỏi mẹ tôi có được hưởng chế độ gì không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Pháp lệnh 04/2012/PL-UBTVQH xác định những người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”
Trong trường hợp này, bạn không nói rõ bố bạn được công nhận là đối tượng nào trong các đối tượng nêu trên. Tuy nhiên, căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2013/NĐ-CP xác định nguyên tắc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với người có công như sau:
1. Thân nhân liệt sĩ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP .
2. Thân nhân của hai người có công từ trần trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
3. Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công từ trần trở lên chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một người có công từ trần.
4. Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đồng thời là thân nhân của người có công từ trần chỉ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ.
5. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một đối tượng trong trường hợp người có công với cách mạng từ trần thuộc hai đối tượng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh 04/2012/PL-UBTVQH;
6. Không áp dụng trợ cấp tiền tuất hàng tháng với con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học trong những trường hợp sau:
a) Không tiếp tục đi học ngay sau khi kết thúc bậc học phổ thông;
b) Đã hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học;
c) Đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học.
Chế độ tử tuất áp dụng với đối tượng liệt sĩ và thương binh. Trường hợp này bạn không nói rõ bố bạn là thương binh hay liệt sĩ. Chẳng hạn khi bố bạn là thương binh thì khi mẹ bạn được hưởng chế độ tử tuất theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP:
Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
Như thế, thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng với thương binh kể từ tháng liền kề khi thương binh chết. Tuy nhiên, mẹ bạn phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi là từ đủ 55 tuổi trở lên. Tại thời điểm hiện tại, nếu rơi vào trường hợp bố bạn là thương binh thì mẹ bạn hoàn toàn được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng.
4. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm chết
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi là viên chức của Trung tâm Y tế đã công tác và đóng bảo hiểm được 14 năm 6 tháng, hàng năm có mua bảo hiểm Bảo việt do bệnh nặng đã điều trị tại Bệnh viện Bạch mai nhưng không qua khỏi (đã từ trần). Vậy hai loại Bảo hiểm vợ tôi đã tham gia được thanh toán là bao nhiêu?.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Chế độ do bảo hiểm xã hội thanh toán.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2
– Trợ cấp mai táng: Căn cứ theo Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp mai táng:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết…”.
Như vậy, trường hợp vợ bạn chết và đã đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm 6 tháng thì thì thân nhân của vợ bạn sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà vợ bạn chết.
– Trợ cấp tuất: Tùy thuộc vào tưng trường hợp mà thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội khi mất sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần:
Trợ cấp tuất hàng tháng: Căn cứ theo Điều 67, Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì nếu vợ bản thuốc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên
Thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; hoặc con được sinh khi người bố chết mà người mẹ mang thai; vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; cha, mẹ đẻ, hoặc các thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam hoặc từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; hoặc dưới 55 tuổi nhưng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, các đối tượng nêu trên ( trừ con chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; hoặc con được sinh khi người bố chết mà người mẹ mang thai) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở,
Và được hưởng với mức trợ cấp hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở và số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Trợ cấp tuất một lần:
Việc hưởng trợ cấp tuất một lần được áp dụng trong trường hợp người lao động chết mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng; hoặc thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Thứ hai: Chế độ bảo hiểm theo bảo hiểm Bảo việt.
Theo bản chất, tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt – Baoviet Insurance) được thành lâp, tổ chức và hoạt động với vai trò là một doanh nghiệp bảo hiểm trước pháp luật, vì vậy, đối với các chế độ của vợ bạn được công ty chi trả sau khi chết hoàn toàn được quy định theo hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên ký kết.
Do đó, theo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010 thì những chế độ, quyền và lợi ích của vợ bạn cũng như thân nhân của vợ bạn sẽ được giải quyết theo những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng được hai bên đã giao kết và bảo đảm tuân theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
5. Chế độ tử tuất đối với thân nhân bệnh binh theo Quyết định 78-CP
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi là bệnh binh mất sức lao động 61% được Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận Bệnh Binh số B0418 ngày 15/01/1986. Năm 1992 bố tôi chết khi ấy mẹ tôi chưa đủ 55 tuổi để hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân Bệnh Binh từ trần. Đến nay mẹ tôi đã 66 tuổi thì có được hưởng chế độ đối với thân nhân bệnh binh từ trần không?. Tôi có làm đơn hỏi đến Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thanh Hóa hỏi thì trả lời: Do bố tôi là Bệnh Binh theo Quyết định 78/CP nên thân nhân không được hưởng. Xin hỏi như vậy có đúng không? Mong các luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, khoản 5 Điều 3
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng
Căn cứ Điều 47 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh được áp dụng đối với người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực và những người được tiếp tục xem xét công nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.
Bệnh binh được coi là người có công với cách mạng. Thân nhân của bệnh binh là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh binh. Trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết trước ngày 1/1/2013 thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất.
Như vậy, bố bạn là bệnh binh, mẹ bạn thuộc trường hợp được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng khi mẹ bạn đủ độ tuổi quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật chế độ trợ cấp với thân nhân bệnh binh:1900.6568
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 37
“Điều 37. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết
…
2. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi bệnh binh chết;”
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động động 61% trở lên khi chết thì cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi bệnh binh chết. Theo hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã hội Trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết trước ngày 1/1/2013 đến ngày 1/1/2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng bệnh binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 1/1/2013.
Như bạn trình bày, bố bạn là bệnh binh mất sức lao động 61% được Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận Bệnh Binh số B0418 ngày 15/01/1986. Năm 1992 bố bạn chết khi ấy mẹ bạn chưa đủ 55 tuổi để hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân Bệnh Binh mất. Đến nay mẹ bạn đã 66 tuổi thì thuộc trường hợp được hưởng chế độ đối với thân nhân bệnh binh mất.