Quy định về đặt tên địa điểm kinh doanh công ty? Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh? Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của công ty?
Địa điểm kinh doanh là một trong những cơ sở, đơn vị trực thuộc Công ty. Mục đích của việc thành lập địa điểm kinh doanh chính là vì mục đích mở rộng quy mô doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. Vậy, hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
;Luật doanh nghiệp 2020- Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp;
Mục lục bài viết
1. Quy định về đặt tên địa điểm kinh doanh Công ty:
Tương tự như việc đặt tên doanh nghiệp, tên địa điểm kinh doanh cũng được quy định chi tiết tại Điều 40 của
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết từ tên tiếng việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Như vậy tên địa chỉ kinh doanh cần phải đáp ứng các quy định nêu trên để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký.
2. Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của Công ty:
Căn cứ theo quy định tại Điều 45,
- Để đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty cần phải nộp thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Thông báo lập địa điểm kinh doannh sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Việc nộp hồ sơ có thể được tiến hành qua các hình thức nộp: Trực tiếp, bưu chính viễn thông hoặc trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công tại tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc bằng tài khoản đăng kinh doanh qua Cổng đăng ký kinh doanh quốc gia.
- Sau khi nộp hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
- Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ đến tại Phòng đăng ky kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải văn bản được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp người đăng ký địa điểm kinh doanh không muốn tiếp tục thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh khi thủ tục chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người đăng ký.
3. Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh:
Nội dung | Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh |
Chức năng | Căn cứ theo quy định khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. | Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 45 Luật doanh Nghiệp quy định: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. |
Phạm vi thành lập | Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. | Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. |
Hồ sơ thành lập | Hồ sơ đăng ký bao gồm: – Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; – Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh; – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh. – Trường hợp thành lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. | – Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị Thông báo Về việc đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm. – Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. – Thông báo này sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
|
Con dấu | Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhanh | Địa điểm kinh doanh không có con dấu. |
Đặt tên | Tên chi nhánh khi đặt phải kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh theo quy định tại khoản 3, Điều 40 của Luật doanh nghiệp 2020; | Tên địa điểm kinh doanh phải đặt kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” theo quy định tại khoản 3, Điều 40 của Luật doanh nghiệp 2020; |
4. Quy định về quyền của doanh nghiệp:
Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào muốn thành lập doanh nghiệp hay đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Doanh nghiệp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận việc đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có được hình thành các quyền sau đây:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Các ngành nghề bị cấm kinh doanh như mua bán mại dâm, mua bán chất ma túy, vũ khí trái phép….
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Đây là những hoạt động thương xuyên xảy ra trong doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có quyền chuyển đổi loại hình kinh doanh của mình, có thể đăng ký mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc thuận tiện cho quá trình giao dịch có thể mở văn phòng đại diện để xử lý các vấn đề có liên quan, hoặc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh….tất cả mọi thù tục này đểu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn như tự đăng ký thêm vốn vào doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để kêu gọi thêm nhà đầu tư góp vốn…
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, doanh nghiệp tự do tuyển dụng số lượng nhân viên để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên cần phải đáp ứng quy định về độ tuổi,
hợp đồng lao động , quyền lợi của người lao động theo quy định củaBộ .luật lao động - Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp được phép thành lập theo từng loại hình doanh nghiệp mà mình mong muốn, ngành nghề kinh doanh hoặc mở rộng kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau để thuận tiện cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, lao động, đầu tư…