Hiện nay thì nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đang dần trở thành một loại hình chủ yếu được người dân hướng đến và quan tâm. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Hồ sơ và trình tự thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các loại hình nào được xem là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Theo quy định tại văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020 hiện hành thì các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sẽ bao gồm một trong những loại hình sau đây, và chủ yếu thì những loại hình này khi các chủ thể tiến hành thuê hoặc mua thì sẽ phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
– Loại hình nhà ở công vụ do chủ thể là Nhà nước tiến hành đầu tư xây dựng hoặc nhà nước mua lại bằng nguồn vốn xuất phát từ ngân sách Nhà nước hoặc nhà ở công vụ được nhà nước quản lý do xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
– Loại hình là nhà ở để phục vụ cho quá trình tái định cư mà nhà nước có được thông qua quá trình đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Loại hình là nhà ở xã hội do nhà nước tiến hành đầu tư bằng nguồn vốn xuất phát từ ngân sách nhà nước bằng những hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Loại hình là nhà ở cũ được Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ việc xác lập thuộc sở hữu Nhà nước và chủ thể là Nhà nước đang cho hộ gia đình hoặc cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Trình tự và thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
Theo quy định tại Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa
Bước 1: Những chủ thể có nhu cầu và nguyện vọng mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước sẽ phải tiến hành nộp đơn đề nghị để mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể.
Bước 2: Sau khi người có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị để mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước thì cơ quan nhà nước cần tiếp nhận hồ sơ đó và ghi nhận biên bản cũng như lập danh sách đối với những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước. Trên cơ sở hồ sơ và đơn đề nghị mua nhà ở xã hội của các chủ thể có nhu cầu, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Xây dựng sẽ tổ chức họp hội đồng xác định giá bán đối với những căn nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước cũng như quyền sử dụng đất tại địa bàn đó. Sau khi hội đồng xác định giá đã định giá được giá bán và giá của quyền sử dụng đất thì Sở Xây dựng tiếp tục lập danh sách đối với những đối tượng đã đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước kèm theo những văn bản xác định giá cụ thể của Hội đồng xác định giá đã lập trước đó để trình lên cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét và quyết định đối với từng trường hợp nhất định. Riêng đối với trường hợp đó là nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ để tiến hành đề nghị hội đồng xác định giá để bán nhà ở xã hội sau đó sẽ trình lên Bộ Quốc phong để tiếp tục ban hành quyết định bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước.
Bước 3: Các chủ thể có thẩm quyền sẽ căn cứ vào báo cáo bằng văn bản của cơ quan quản lý và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để tiến hành xem xét và ban hành quyết định bán nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước, trong báo cáo đó thì sẽ phải nêu rõ đối tượng được mua và địa chỉ của căn nhà cũng như giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời gửi quyết định này cho những đơn vị có thẩm quyền quản lý vận hành nhà ở đó để họ tiến hành phối hợp thực hiện sau khi ký kết hợp đồng mua bán lại nhà ở.
Bước 4: Sau khi đã nhận được quyết định mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì đơn vị quản lý có thẩm quyền sẽ tiến hành thông báo cho người có nhu cầu nộp đơn đề nghị trước đó về thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán với cơ quan có thẩm quyền. Thời gian để thực hiện hợp đồng mua bán này là không quá 45 ngày được tính kể từ ngày đơn vị có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán với chủ thể có nhu cầu. Nhưng khoảng thời gian này sẽ không tính vào thời gian mà các chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như thời gian để cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở mới.
Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người mua. Và việc cấp giấy chứng nhận này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp
Bước 6: Nếu như trong trường hợp quá 90 ngày được tính kể từ ngày cơ quan quản lý vận hành nhà ở có thông báo để ký kết hợp đồng nhưng người có nhu cầu chưa đến để thực hiện ký kết hợp đồng theo như thông báo đó và nếu có thay đổi về giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì cơ quan quản lý sẽ phải thông báo và báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã tiến hành phê duyệt sáu mới khi tiến hành ký kết hợp đồng với người có nhu cầu. Đối với trường hợp mà người có nhu cầu không tiến hành ký kết hợp đồng theo như thông báo của chủ thể có thẩm quyền mà chủ thể đó đã thông báo hai lần thì người có nhu cầu sẽ phải thực hiện ký kết hợp đồng trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản thông báo lần hai. Nếu như trong thời hạn 10 ngày hết thời hạn theo thông báo lần thứ hai mà người mua vẫn không kí kết hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành hủy bỏ quyết định mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước để tiếp tục quản lý và tiến hành cho thuê như thông thường.
3. Hồ sơ mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
Theo quy định tại Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa
– Đơn đề nghị để mua nhà ở xã hội cũ viết theo ý chí và nguyện vọng của các bên mà không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Bản sao giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu vẫn còn giá trị hiệu lực hoặc thẻ quân nhân của những người đề nghị mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu nhà nước, trường hợp mà họ là vợ chồng thì sẽ phải có thêm bản sao có công chứng chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn hợp pháp để chứng minh mối quan hệ vợ chồng là phù hợp với quy định của pháp luật;
– Hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được lập và tiến hành ghi nhận một cách hợp pháp, những loại giấy tờ chứng minh rằng chủ thể đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình bao gồm tiền thuê nhà và chi phí quản lý vận hành nhà ở được tính đến thời điểm nộp hồ sơ để đề nghị mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Riêng đối với trường hợp mà người có tên trong hợp đồng trước đó đã tiến hành xuất nhập cảnh ra nước ngoài thì sẽ phải có văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dành cho các thành viên khác đứng tên để tiến hành mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước, nếu như các thành viên có tên trong hợp đồng mà đã mất tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu Nhà nước thì phải có giấy chứng từ kèm theo để chứng minh sự không còn hiện diện của chủ thể đó. Nếu như trong trường hợp mà các thành viên thuê nhà đã khước từ quyền mua và đứng tên trong giấy chứng nhận thì sẽ phải có văn bản từ chối quyền mua và từ chối việc đứng tên trong giấy chứng nhận cũng như phải cam kết rằng sẽ không có tranh chấp hoặc khiếu kiện nào xảy ra về việc mua bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước;
– Cuối cùng cần phải có những giấy tờ chứng minh nếu như họ thuộc diện được miễn hoặc giảm tiền thuê nhà khi mua nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu của Nhà nước.
4. Hướng dẫn viết đơn đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Kính gửi: …
Họ và tên người đề nghị là: …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / … / … Cấp tại: …
Nơi ở hiện tại: …
Hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) số: … tại: …
Và vợ (chồng) là : …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / … / … Cấp tại: …
Nơi ở hiện tại: …
Hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) số: … tại: …
Tôi làm đơn này đề nghị cơ quan quản lí nhà ở … giải quyết cho tôi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tại địa chỉ: …. với diện tích … Kèm theo đơn này là các giấy tờ liên quan như sau:
1 …
2 …
3 …
Hộ gia đình tôi (bao gồm các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở từ đủ 18 tuổi trở lên) thống nhất cử ông (bà) …, căn cước công dân số … cấp ngày … / … / … Cấp tại … là đại diện các thành viên trong hộ gia đình để ký hợp đồng mua bán nhà ở. Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ghi tên các thành viên sau vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm:
Ông (bà): … Căn cước công dân số … cấp ngày … / … / … Cấp tại …
Ông (bà): … Căn cước công dân số … cấp ngày … / … / … Cấp tại …
Ông (bà): … Căn cước công dân số … cấp ngày … / … / … Cấp tại …
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về mua bán nhà ở và cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./.
…, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(kí và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
– Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở.