Việc xin giấy phép quảng cáo của các cơ sở khám chữa bệnh đã được pháp luật quy định chặt chẽ. Dưới đây là thành phần hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo đối với các phòng khám y tế.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phòng khám y tế:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động quảng cáo đối với phòng y tế và các cơ sở khám chữa bệnh. Hoạt động quảng cáo các cơ sở phòng khám chữa bệnh là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện, vì vậy nó được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi muốn thực hiện hoạt động quảng cáo các cơ sở khám chữa bệnh thì cần phải thực hiện thủ tục xin phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư số
– Văn bản xin cấp giấy phép quảng cáo phòng khám y tế theo mẫu do pháp luật quy định;
– Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo đối với các cơ sở khám chữa bệnh theo mẫu do pháp luật quy định;
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh được quyền quảng cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ y tế hoặc Giám đốc sở y tế cấp, kèm theo danh mục kĩ thuật chuyên môn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ y tế hoặc Giám đốc sở y tế phê duyệt trên thực tế;
– Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh được quyền quảng cáo trong trường hợp pháp luật có quy định phải cần chứng chỉ hành nghề;
– Nếu quảng cáo trên báo nói hoặc quảng cáo trên báo truyền hình thì phải có bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến, trong đó miêu tả rõ nội dung và phương tiện tiến hành hoạt động quảng cáo, phần lời và phần nhạc trong quá trình thực hiện hoạt động quảng cáo;
– Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực trên thực tế, các chương trình ghi rõ tên và nội dung báo cáo, thời gian quảng cáo và địa điểm tổ chức hoạt động quảng cáo;
– Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày trong quá trình quảng cáo;
– Chức danh khoa học và trình độ chuyên môn của báo cáo viên, đồng thời thì báo cáo viên sẽ phải có bằng cấp chuyên môn và có trình độ phù hợp với lĩnh vực quảng cáo sản phẩm và quảng cáo hàng hóa dịch vụ. Theo đó thì đối với hoạt động quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh, các đối tượng được xác định là báo cáo viên sẽ phải có bằng cấp chuyên môn về y học phù hợp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế phê duyệt.
2. Thủ tục xin giấy phép quảng cáo phòng khám y tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số
Bước 1: Chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép quảng cáo đối với các phòng khám y tế sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo như phân tích nêu trên để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh sẽ bao gồm các cơ quan cơ bản sau:
– Cục quản lý khám chữa bệnh thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở khám chữa bệnh do chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ y tế cấp giấy phép hoạt động phê duyệt danh mục chuyên môn kĩ thuật;
– Cục quản lý dược cổ truyền trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế có thẩm quyền cấp giấy phép xác nhận nội dung đối với hoạt động quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của các cơ sở khám chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục chuyên môn kĩ thuật;
– Sở y tế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo đối với dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh do chủ thể có thẩm quyền đó là Giám đốc sở y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục chuyên môn kĩ thuật.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ thì trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu bổ sung bằng văn bản sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung báo cáo sửa đổi và hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật là 90 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu như quá thời gian này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sẽ hết giá trị.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để cấp giấy phép quảng cáo phòng khám y tế thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Sau đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình về danh mục dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
3. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo phòng khám y tế:
Để được cấp giấy phép quảng cáo đối với các cơ sở khám chữa bệnh và phòng khám y tế thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Theo đó thì những điều kiện để xin cấp giấy phép quảng cáo phòng khám y tế bao gồm những điều kiện cơ bản sau:
– Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật và không vi phạm điều cấm, nội dung quảng cáo không trái đạo đức xã hội và không đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc;
– Tiếng nói và chữ viết được thực hiện trong quá trình quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật, hình ảnh phục vụ trong quá trình quảng cáo phải ngắn gọn và thông dụng, cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải đảm bảo 1.000.000.000 lệ đủ lớn để người xem có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương với cỡ chữ thông thường;
– Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phải đáp ứng được điều kiện về quảng cáo theo quy định của pháp luật, tức là phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với những người hành nghề khám chữa bệnh mà pháp luật quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề;
– Nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải phù hợp với giấy phép hoạt động khám chữa bệnh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở khám chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người hành nghề khám chữa bệnh đó;
– Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có các nội dung như tên hoặc địa chỉ của các cơ sở khám chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn kĩ thuật được ghi trong giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hành nghề đã được cấp trước đó;
– Phải có đầy đủ thành phần hồ sơ theo như phân tích nêu trên trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo phòng khám y tế;
– Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo được xác định là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2017;
– Thông tư số 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.