Pha chế xăng dầu là khái niệm để chỉ quá trình trộn lẫn sản phẩm, trộn lẫn các phụ gia, bán thành phẩm, các chế phẩm để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thành phần hồ sơ, quy trình thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu mới nhất:
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, chuẩn bị hồ sơ là một trong những giai đoạn đầu tiên và then chốt khi thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất xăng dầu, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương cấp đối với các thương nhân kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu;
- Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên vật liệu thành phẩm xăng dầu, đăng ký kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình pha chế thành phẩm xăng dầu;
- Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế xăng dầu, trong bản thuyết minh cần phải bao gồm các thông tin cơ bản như sau: Tên thành phẩm xăng dầu, bản công bố tiêu chuẩn ứng dụng phù hợp và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố của từng loại xăng dầu thành phẩm được pha chế tại các cơ sở sản xuất xăng dầu, phương pháp pha chế được áp dụng và sử dụng sản xuất xăng dầu, hệ thống bồn bể và các trang thiết bị tương ứng phục vụ cho quá trình sản xuất xăng dầu, bản kê khai chủng loại xăng dầu, kê khai chất lượng các nguyên liệu, kê khai xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia phục vụ cho quá trình pha chế các loại xăng dầu thành phẩm, năng lực phòng thử nghiệm hiện có tại các cơ sở pha chế xăng dầu, kế hoạch kiểm soát chất lượng đối với các cơ sở pha chế xăng dầu;
- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu theo mẫu do pháp luật quy định.
2. Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu:
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên. Để quá trình giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền được nhanh chóng thì cần phải lưu ý đối với quá trình chuẩn bị giấy tờ và tài liệu khi thực hiện thủ tục hành chính đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phải nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ khoa học và Công nghệ. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Thời gian tiếp nhận hồ sơ cũng sẽ được thực hiện trong giờ hành chính, cụ thể là từ 08.00 sáng đến 12.00, chiều từ 13.00 đến 17.00 vào các ngày làm việc trong tuần, có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của các thương nhân đầu mối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần phải có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của các thương nhân đầu mối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần phải tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu cho các thương nhân nộp hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, cần phải tiến hành thủ tục thẩm định thêm trên thực tế, trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần phải tiến hành thủ tục thẩm định và xem xét hồ sơ, có thể cử chuyên gia xem xét và thẩm định hồ sơ, cũng có thể thành lập Đoàn thẩm định hồ sơ trên thực tế tại các thương nhân đầu mối nộp hồ sơ. Chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động thẩm định hồ sơ của các chuyên gia và đoàn thẩm định sẽ do các thương nhân đầu mối chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, căn cứ vào thành phần hồ sơ đăng ký nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào biên bản thẩm định trên thực tế, căn cứ vào kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu của các thương nhân đầu mối, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần phải tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đăng ký pha chế xăng dầu, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối, gửi về cho thương nhân đầu mối.
Bước 4: Trả kết quả. Có thể trả kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền, hoặc cũng có thể trả kết quả theo đường bưu điện.
3. Điều kiện đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
- Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Có cầu cảng chuyên dụng Phục vụ cho quá trình pha chế xăng dầu, nằm trong hệ thống cảng quốc tế của nước Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện tiếp nhận tàu chở hàng, và các phương tiện vận chuyển xăng dầu khác có trọng tài tối thiểu là 7000 tấn, thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, hoặc cũng có thể có quyền sử dụng từ hợp đồng thuê trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên;
- Có khó tiếp nhận xăng dầu với dung tích tối thiểu là 15.000 mét khối, được sử dụng để trực tiếp tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu hoặc các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng phải thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cũng có thể có quyền sử dụng thông qua hợp đồng thuê của thương nhân kinh doanh xăng dầu trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên;
- Có hệ thống phân phối xăng dầu, có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cũng có thể có quyền sử dụng thông qua hợp đồng thuê của thương nhân kinh doanh xăng dầu trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên;
- Chỉ thương nhân đầu mối mới được quyền thực hiện thủ tục pha chế xăng dầu, pha chế xăng dầu bắt buộc phải tiến hành tại nơi sản xuất, hoặc được tiến hành tại các xưởng pha chế xăng dầu, hoặc cũng có thể được tiến hành tại kho xăng dầu để phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của các thương nhân đầu mối. Các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác được pha chế xăng dầu trong phạm vi kho ngoại quan xăng dầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
THAM KHẢO THÊM: