Hiện nay ở Việt Nam, xuất bản đã phát triển và đạt đến một trình độ mới. Một số tài liệu không kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng được xin cấp phép xuất bản. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ và thủ tục cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Những tài liệu không kinh doanh nào được cấp giấy phép xuất bản?
1.1. Xuất bản tài liệu được hiểu như thế nào?
Trong quá trình tiến hóa, con người đã phát minh ra các phương tiện để phản ánh, lưu truyền các giá trị của đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của mình. Xuất bản là hoạt động do con người tạo ra, và nó phục vụ cho lợi ích của chính con người, xuất bản đã ứng dụng và phản ánh sự phát triển nhiều mặt của xã hội, chính vì vậy, xuất bản đã không ngừng phát triển qua các giai đoạn. Từ chỗ chỉ là hoạt động của từng nhóm người có ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, nó đã được xã hội hóa. Từ chỗ sản phẩm sách ở trình độ thô sơ, mộc mạc, tiến tới đa dạng, phong phú về hình thức và nội dung. Ngày nay sách được quan niệm rộng hơn, không chỉ là in trên giấy, mà còn được in và ghi trên các vật liệu khác như băng, đĩa âm thanh, sách điện tử … Vậy câu hỏi đặt ra, xuất bản tài liệu là gì? Hiện nay khái niệm này đang được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, thì xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản in và phát hành xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm in văn bản các tác phẩm phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế chính trị và xã hội. Hoạt động xuất bản còn là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, thông qua việc sản xuất phổ biến những xuất bản phẩm đến quần chúng, chứ không đơn giản là một hoạt động kinh doanh đơn thuần. Hoạt động xuất bản nhằm mục đích phổ biến những tác phẩm về chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, pháp luật, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa thế giới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bằng xuất bản phẩm của mình đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại tới lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo tác động vào quá trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ quần chúng.
1.2. Những tài liệu không kinh doanh nào được cấp giấy phép xuất bản?
Căn cứ theo thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông hướng dẫn Luật Xuất bản và
+ Những giấy tờ và tài liệu dùng vào mục đích tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước và của dân tộc, của toàn thể cộng đồng;
+ Những giấy tờ và tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Những giấy tờ và tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng như để bảo vệ môi trường;
+ Những giấy tờ và tài liệu phục vụ cho hoạt động kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
+ Những giấy tờ và tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Những giấy tờ và tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương, hoặc những giấy tờ và tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.
Như vậy, theo quy định trên, thì những tài liệu được nêu trong quy định trên mà không kinh doanh thì cũng vẫn sẽ được phép xuất bản bình thường. Khi đó thì các chủ thể có nhu cầu sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
2.1. Hồ sơ xin cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
Nhìn chung thì các chủ thể khi có nhu cầu cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật về mặt nội dung và mặt hình thức;
– Bản thảo tài liệu in trên giấy có con dấu của các chủ thể tiến hành đề nghị cấp giấy phép xuất bản không kinh doanh, con dấu cần được đóng ở trang đầu và giáp lai giữa các trang bản thảo. Nếu như trong trường hợp bản thảo được gửi dưới dạng điện tử thì cần phải có chữ ký số của thủ trưởng cơ quan và tổ chức đề nghị cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh;
– Trong quá trình gửi hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh mà có những tài liệu và giấy tờ được viết bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số của Việt Nam thì sẽ phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có đóng dấu của các chủ thể đề nghị cấp giấy phép xuất bản không kinh doanh;
– Bản sao có công chứng chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp là tổ chức nước ngoài;
– Ngoài ra có thể bổ sung một số giấy tờ và tài liệu khác có liên quan trong quá trình xin cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Thủ tục xin cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp phép xuất bản là cơ quan hoặc tổ chức sẽ tiến hành đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lập, chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bao gồm những giấy tờ cơ bản nêu trên, sau đó nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đó có thể là Bộ Thông tin và Truyền thông (áp dụng trong trường hợp cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của các chủ thể ở trung ương và tổ chức nước ngoài), hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (áp dụng trong trường hợp cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của các chủ thể khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương). Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được nộp dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản, in và phát hành hoặc Sở Xuất bản, in và phát hành.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và hợp pháp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ phải cấp giấy phép xuất bản cho chủ thể có nhu cầu. Khi đó thì các chủ thể được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có trách nhiệm: Bảo đảm nội dung tài liệu xuất bản đúng với bản thảo tài liệu được cấp giấy phép, thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài liệu được xuất bản … Đối với trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do và gửi trả lại cho người yêu cầu để họ biết rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Bước 3: Trả kết quả cho những chủ thể có nhu cầu. Kết quả của thủ tục hành chính này là giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Một số thông tin cơ bản được ghi trên xuất bản phẩm:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về xuất bản cụ thể là tại Điều 27 của Luật Xuất bản năm 2018 hiện hành, thông tin ghi nhận trên xuất bản phẩm sẽ bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
– Tên sách, tên người biên soạn tác phẩm, tên tác giả, tên người chủ biên của tác phẩm, tên người dịch tác phẩm nếu đó là tác phẩm phái sinh từ tác phẩm nước ngoài, tên người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
– Tên và địa chỉ của cơ quan tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản; năm xuất bản và số thứ tự của tác phẩm đó; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch tác phẩm từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
– Họ và tên của giám đốc hoặc tổng giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất ra các xuất bản phẩm. Họ và tên của biên tập chịu trách nhiệm về mặt nội dung sản xuất ra các xuất bản phẩm. Họ và tên của các biên tập viên có liên quan. Số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (hoặc giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế;
– Trường hợp bìa một của tác phẩm có hình ảnh của quốc kì hoặc quốc huy, có sự xuất hiện của bản đồ Việt Nam, chân dung của các vị lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không cần phải ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nền hình ảnh, chân dung đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản năm 2018;
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông hướng dẫn Luật Xuất bản và