Cơ quan tổ chức nếu thuộc trường hợp được thực hiện hai loại hình báo chí thì có thể làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Có phải cơ quan tổ chức nào cũng được phép đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí không?
Các quy định tại Điều 14 của Thông tư 41/2020/TT-BTTTT đã quy định về các nội dung liên quan đến việc cơ quan tổ chức đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí.
– Thứ nhất, các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này nếu có nhu cầu thực hiện hai loại hình báo chí có thể lựa chọn hai hình thức cụ thể: báo in và báo điện tử; hoặc tiến hành thực hiện tạp chí in và tạp chí điện tử.
– Thứ hai, đối với các cơ quan báo chí đang thực hiện hai loại báo chí có một hoặc hai giấy phép chuẩn bị hết hiệu lực nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động báo chí thì có thể được đề nghị để cập giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí;
– Thứ ba, cơ quan báo chí trên thực tế đang thực hiện một loại hình báo chí có nhu cầu thực hiện thêm một loại hình báo chí khác, cụ thể:
+ Báo in thực hiện thêm loại hình báo điện tử;
+ Đang thực hiện loại hình tạp chí in nhưng bổ sung thêm loại hình tạp chí điện tử;
+ Báo điện tử được thực hiện thêm loại hình báo in;
+ Cuối cùng, khi đang lựa chọn tạp chí điện tử thực hiện thêm loại hình tạp chí in.
Với quy định nêu trên thì các trường hợp cơ quan, tổ chức được đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí tương đối là đa dạng. Trong trường hợp các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư 41/2020/TT-BTTTT có nhu cầu thực hiện hai loại hình báo chí thì hoàn toàn được chấp nhận. Bên cạnh đó, cơ quan báo chí đang thực hiện hai loại hình báo chí nếu có một hoặc hai giấy phép chuẩn bị hết hiệu lực nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động thì sẽ vẫn được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu đề nghị; Đặc biệt, đối với trường hợp cơ quan báo chí đang thực hiện một loại hình báo chí nếu có nhu cầu thực hiện thêm loại hình báo chí khác thì có thể tiến hành đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí.
2. Quy định về hồ sơ thủ tục cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí:
Cá nhân, tổ chức để được cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, văn bản điều chỉnh về hồ sơ thủ tục cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí đã được ghi nhận đầy đủ trong Thông tư 41/2020/TT-BTTTT, cụ thể là tại Điều 15 của Thông tư này:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thực hiện hai loại báo chí:
Cơ quan, tổ chức nếu có mong muốn thực hiện hai loại hình báo chí trên thực tế sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình này. Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị gồm 01 bộ gửi về Bộ Thông tin và truyền thông. Bao gồm:
– Thứ nhất, cơ quan tổ chức cần thực hiện chuẩn bị tờ khai đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí. Mẫu tờ khai đề nghị này phải được thực hiện theo mẫu sẵn được quy định là Mẫu số 09 của Thông tư 41/2020/TT-BTTTT;
– Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị đề án hoạt động (Trong đề án này phải ghi nhận chữ ký của người có thẩm quyền và các cá nhân sẽ tiến hành đóng dấu hoặc kí số của cơ quan, tổ chức đề nghị các giấy phép) bản đề án hoạt động phải có trách nhiệm tổng hợp các nội dung của đề án đã được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 và cuộc đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này ( trong trường hợp được áp dụng đối với cơ quan báo in và báo điện tử) và đồng thời gửi kèm theo những tài liệu liên quan đến vấn đề này
Đề án hoạt động ( bắt buộc phải có chữ ký của người có thẩm quyền và tiến hành đóng dấu hoăc ký số của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép) tiến hành tổng hợp các nội dung của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 và của đề án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Thông tư này ( áp dụng đối với trường hợp cơ quan tạp chí in và tạp chí điện tử) cùng với đó gửi kèm theo các tài liệu liên quan;
– Tổ chức, cá nhân khi đề nghị các giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí không thể thiếu đi danh sách dự kiến nhân sự của cơ quan báo in và báo điện tử hoặc tạp chí in và tạp chí điện tử. Bản danh sách này sẽ được thực hiện theo mẫu sẵn áp dụng trong toàn quốc đó là Mẫu số 03 trong Thông tư 41/2020/TT-BTTTT;
– Bên cạnh đó, các thông tin của người Tổng Biên tập cũng phải được thể hiện rõ trong bảng sơ yếu lý lịch. Trong trường hợp nếu chỉ là người dự kiến giữ vị trí tổng biên tập thì cũng phải thực hiện giấy tờ này. Để hoàn thiện loại tài liệu này thì cần thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BTTTT;
– Cuối cùng để hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí thì mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm báo in như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5,cũng như mẫu trình bày giao diện trang phục của báo điện tử nêu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư này cũng phải hoàn tất và đảm bảo đúng về mặt hình thức và nội dung, bắt buộc phải tiến hành xác nhận từ cơ quan tổ chức đề nghị cấp giấy phép đối với trường hợp cơ quan báo in và báo điện tử;
Mẫu trình bày tên gọi tạp chí in như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6, mẫu trình bày giao diện trang chủ của tạp chí điện tử như quy định tại điểm Đ khoản 1 Điều 11 của tThông tư này phải có xác nhận từ cơ quan tổ chức đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp này sẽ áp dụng đối với cơ quan tạp chí in và tạp chí điện tử.
Bước 2. Tiếp nhận và xem xét hồ sơ:
Tổ chức, cơ quan sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của mình sẽ nộp tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét hồ sơ nếu nhận thấy hồ sơ không hợp lệ thì sẽ có văn bản hướng dẫn để hoàn tất hồ sơ một cách hợp lệ và đúng theo quy định.
Trong trường hợp đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Thông tin và truyền thông sẽ tiến hành cấp giấy phép hoạt động
Bước 3. Tiến hành cấp giấy phép hoạt động thực hiện hai loại hình báo chí:
Theo quy định thì trong vòng 90 ngày tính từ ngày nhận vụ hồ sơ hợp lệ Bộ Thông tin và truyền thông sẽ có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động mẫu in và báo điện tử trong trường hợp cấp phép này thì sẽ thực hiện theo Mẫu số 22 kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BTTTT. Đối với trường hợp cấp phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử sẽ phải thực hiện theo Mẫu số 23 kèm theo Thông tư này. Với trường hợp từ chối các thì phải thông báo bằng văn bản và trình bày rõ được lý do cho phía cơ quan tổ chức có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
Như vậy, cơ quan tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép hoạt động thực hiện hai loại hình báo chí phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cũng như tuân thủ theo đúng trình tự đã được quy định thì yêu cầu đề nghị cấp giấy phép mới có thể dễ dàng được đáp ứng và thực hiện một cách nhanh nhất. Việc cấp giấy phép hoạt động hai loại hình báo chí phổ biến đó là cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử và cấp giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử.
3. Quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động hai loại hình báo chí:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí nói chung được trao cho các cơ quan có thẩm quyền như Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông hoặc Cục trưởng Cục báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:
– Thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông có thẩm quyền:
+ Thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động báo in; đối với trường hợp tạp chí in thì giấy phép hoạt động cũng được cấp bản cơ quan này;
+ Bên cạnh đó, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo in, hoạt động tạp chí in, xuất bản thêm ấn phẩm báo chí khi có nhu cầu sửa đổi bổ sung thì cơ quan này cũng sẽ tiến hành cấp giấy phép;
+ Các hoạt động liên quan đến báo điện tử, tạp chí điện tử, sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử tạp chí điện tử cũng được Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện theo đúng thẩm quyền;
+ Cá nhân này cũng được thực hiện trong việc cấp phép giấy phép hoạt động báo pin và báo điện tử giấy phép hoạt động tạp chí in và tạp chí điện tử và tiến hành sửa đổi bổ sung những quy định trong giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử tạp chí điện tử vật tạp chí in;
– Thứ hai, Cục trưởng Cục Báo chí sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản phụ trương;
+ Có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương/mở chuyên trang của báo điện tử/mở chuyên trang của tạp chí điện tử;
+ Giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tiến hành cấp giấy phép xuất bản đặc san nếu cơ quan tổ chức đủ điều kiện để được cấp phép.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 41/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san.