Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Quy định về xây dựng hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Theo quy định của pháp luật thì mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Do đó, các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhất là những ngành nghề có nguy hiểm về cháy nổ phải có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Quy định về xây dựng hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật như thế nào? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp theo vấn đề này.
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy
Có thể hiểu phòng cháy chữa cháy là một phương pháp tổng hợp các biện pháp, các giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa, mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy, nổ đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi để phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy nổ gây ra, tránh gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, hội nhập quốc tế.
Đối với các cá nhân, doanh nghiệp mà kinh doanh mà thuộc diện bị quản lý về phòng cháy, chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu trữ về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì hồ sơ bao gồm những hồ sơ sau đây:
+ Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chịu sự quản lý về phòng cháy, chữa cháy phải tiến hành xây dựng các quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở kinh doanh của mình để theo dõi thực hiện về phòng cháy, chữa cháy.
+ Hồ sơ thiết kế là một bộ hồ sơ bắt buộc đối với các dự án, công trình thuộc diện quản lý phòng cháy, chữa cháy, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
+ Các doanh nghiệp, cá nhân phải lưu trữ các hồ sơ mô tả về các sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư.
+ Theo quy định của pháp luật thì lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
+ Các cá nhân, doanh nghiệp cũng phải lưu trữ các phương án chữa cháy của cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
+ Trong hồ sơ quản lý theo dõi về phòng cháy, chữa cháy cũng bao gồm các biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và
+ Thông thường thì các doanh nghiệp thuộc diện phòng cháy chữa cháy sẽ có trách nhiệm lập các sổ theo dõi công tác tuyên truyền về phòng chống cháy nổ tại đơn vị của mình, bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi các phương tiện phòng cháy và chữa cháy như là các bình chữa cháy bằng CO2 để theo dõi bảo dưỡng, bảo trì bảo quản, cách sử dụng bình khí, bình bột chữa cháy, chăn chữa cháy, cát,
+ Trong hồ sơ theo dõi quản lý phòng cháy chữa cháy phải lập bảng thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có) tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý trực tiếp.
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc xây dựng và lưu trữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng đối với các dự án, công trình hoặc các cá nhân, doanh nghiệp thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy để kịp thời xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về hồ sơ quản lý, theo dõi và mẫu tham khảo về việc tiến hành xây dựng hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 66/2014/TT-BCA được không? Xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 66/2014/TT-BCA về Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy có quy định:
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ; hồ sơ gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).
2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này.
>>> Luật sư
Trường hợp cơ sở có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy của cơ sở tuân theo các quy định được viện dẫn ở trên.
Các biểu mẫu có liên quan để sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy được ban hành cụ thể và đính kèm Thông tư này tại Phụ lục II. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Phụ lục II Thông tư này.
Ngoài ra, trên các phương tiện tìm kiếm qua Internet có một số hồ sơ mẫu về quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo.