Kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng với mục đích là kiểm tra sự an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Vậy, Hồ sơ kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng lần đầu có những tài liệu gì?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng lần đầu:
Xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng là một trong các loại xe nằm trong nhóm xe máy chuyên dụng bao gồm xe máy chuyên dùng quân sự, xe máy nông nghiệp lâm nghiệp được trang bị cho các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 103/2021/TT-BQP. Xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng khi được đưa vào sử dụng phải tiến hành kiểm định lần đầu cũng như kiểm định định kỳ.
Trong phạm vi bài viết này thì hồ sơ kiểm định xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng lần đầu sẽ được thực hiện khi có đầy đủ các loại tài liệu. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 103/2021/TT-BQP thì hồ sơ kiểm định lần đầu bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Cần chuẩn bị
– Bên cạnh đó, cần đảm bảo chứng nhận đăng ký đối với trường hợp xe máy chuyên dùng chưa đăng ký thì trong giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị phải ghi rõ được nhãn hiệu xe, các thông tin về số khung và số máy của phương tiện này;
– Xe máy chuyên dùng khi được đưa vào trong sử dụng phải có lý lịch rõ ràng và đối với trường hợp này sẽ áp dụng đối với xe máy chuyên dùng đã đăng ký;
– Các tài liệu kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng cũng phải được chuẩn bị và để hoàn thiện hồ sơ kiểm định lần đầu thì chỉ cần bản sao những tài liệu này. Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo là bản sao bản vẽ tổng thể, thông số kỹ thuật cơ bản, cũng như giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật xe máy chuyên dùng sau cải tạo, có thể sử dụng biên bản nghiệm thu chất lượng xe máy chuyên dùng sau cải tạo của cấp có thẩm quyền.
Trong trường hợp hồ sơ kiểm định định kỳ sẽ phải đảm bảo các tài liệu quy định tại các điểm a,b,c Khoản 1 Điều này;
Với quy định nêu trên, việc kiểm định xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng lần đầu là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện và hồ sơ để tiến hành kiểm định theo đúng quy định phải đảm bảo các loại tài liệu đã phân tích nêu trên. Có thể kể đến đó là giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị kiểm định do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xác nhận, ký tên, đóng dấu; cùng với đó thông tin lý lịch thông tin của xe máy chuyên dùng chứng nhận đăng ký cũng phải được thể hiện theo đúng quy định.
Khi chuẩn bị hồ sơ kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng quy định.
2. Xe máy thi công trong bộ quốc phòng được cấp giấy chứng nhận kiểm định cấu tạo như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 103/2021/TT-BQP thì phiếu kiểm định phải được in đen trắng một mặt trên khổ giấy A4 thực hiện theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này. Hiện nay, giấy chứng nhận kiểm định sẽ được in màu một mặt trên khổ giấy A4 theo quy định và mẫu văn bản được sử dụng đó là Mẫu 02 Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này. Phiếu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định sẽ chỉ có giá trị khi ghi đầy đủ nội dung và được chỉ huy cơ sở kiểm định ký tên và tiến hành đóng dấu theo đúng quy định.
Việc cấp giấy chứng nhận kiểm định xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng phải đảm bảo các điều kiện để có thể lưu hành trên thực tế. Một phần liên quan đến hình thức cấu tạo của giấy chứng nhận này một phần liên quan đến thẩm quyền của người cấp giấy chứng nhận kiểm định. Hiện nay, các nội dung liên quan đến trách nhiệm của cơ sở kiểm định cũng đã được ghi nhận tại Thông tư 103/2021/TT-BQP:
– Theo đó, cơ sở kiểm định sẽ có trách nhiệm trong việc in phiếu kiểm định xe máy chuyên dùng;
– Thực hiện các hoạt động để kiểm định xe máy chuyên dùng đúng với các nội dung đã thực hiện theo quy định tại Thông tư này;
– Cơ sở kiểm định sẽ tiến hành đánh giá, kết luận trung thực kết quả kiểm định các loại xe máy chuyên dùng;
– Có trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định cho xe máy chuyên dùng nếu các loại xe này đã đủ loại điều kiện để lưu hành trên thực tế;
– Bên cạnh đó, sẽ trực tiếp dán tem kiểm định lên xe máy chuyên dùng và trong quá trình sử dụng xe máy chuyên dùng cho các nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật thì phải tiến hành tham gia đánh giá, nghiệm thu chất lượng xe máy chuyên dùng: Tiến hành sửa chữa, tăng hạng, đồng bộ trang bị xe máy chuyên dùng khi cấp trên giao quản lý;
– Kiểm định xe máy chuyên dùng cũng sẽ được diễn ra nếu có yêu cầu đặc biệt;
– Để có thể quản lý tốt chất lượng xe máy chuyên dùng thì việc tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định đối với cơ quan nghiệp vụ cấp trên và Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật theo quy định;
– Lưu giữ hồ sơ, dữ liệu kiểm định và hủy theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này, cũng là một trong những trách nhiệm của cơ sở tiến hành kiểm định.
Với quy định nêu trên, khi thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm định xe máy thi công trong Bộ Quốc phòng đủ điều kiện lưu hành thì sẽ được thực hiện do cơ sở kiểm định chịu trách nhiệm thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ sở kiểm định còn có trách nhiệm thực hiện những công việc khác theo quy định nêu trên.
3. Kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng lần đầu sẽ được thực hiện ở đâu?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 103/2021/NĐ-CP thì tổ chức kiểm định kết nối với xe máy chuyên dùng sẽ được diễn ra tại cơ sở kiểm định hoặc cơ động kiểm định. Đồng thời, việc kiểm định xe máy chuyên dùng phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo của Thông tư 103/2021/TT-BQP. Trường hợp cơ động kiểm định sẽ phải thực hiện thêm những nội dung đã được ghi nhận tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc phân cấp kiểm định sẽ hỗ trợ cho quá trình kiểm định xe máy thi công Bộ Quốc phòng diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện cho việc kiểm định. Hiện nay, việc phân cấp kiểm định sẽ được thực hiện ở các khu vực khác nhau, cụ thể các khu vực như sau:
– Tại khu vực Hà Nội: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 01 Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 02 Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
– Ở khu vực
– Khu vực Tây Bắc: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 06 Quân khu 2 là địa điểm thực hiện hoạt động kiểm định an toàn;
– Khu vực Đông Bắc – Duyên hải phía Bắc: được thực hiện tại Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 07 Quân khu 3;
– Khu vực Nam Quân khu 3 – Bắc Quân khu 4: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 09 Quân đoàn 1;
– Khu vực Bắc Trung Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 10 Quân khu 4;
– Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 11 Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 12 Quân khu 5; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 13 Quân đoàn 3; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 14 Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
– Khu vực miền Đông Nam Bộ: Trung tâm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 17 Cục Xe – Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 16 Quân khu 7;
– Khu vực miền Tây Nam Bộ: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 19 Quân khu 9;
– Xe máy chuyên dùng của Binh chủng Công binh: Trạm Kiểm định an toàn kỹ thuật số 20 Binh chủng Công binh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 103/2021/TT-BQP quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.