Hồ sơ hưởng chế độ đối với người kháng chiến bị tù đày. Mức trợ cấp hàng tháng.
Hồ sơ hưởng chế độ đối với người kháng chiến bị tù đày. Mức trợ cấp hàng tháng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người chị hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, vào năm 1993 chị tôi có làm bảng khai nhờ một bà nhân chứng cùng ở tù xác nhận, nhưng bà đã già lại không biết chữ nên có nhờ người con dâu ký thay. Từ sau đó hồ sơ của chị tôi làm đầy đủ thủ tục và đươc hưởng chế độ tù đày hàng tháng từ năm 1994 đến năm 2016. Vừa rồi bà con dâu của người nhân chứng xin rút lại chữ ký và tố cáo hồ sơ của chị tôi không đúng sự thật. Do đó Phòng lao động thương binh và xã hội huyện cắt lương hàng tháng của chị tôi với lý do hồ sơ của chị tôi không đủ điều kiện. Vậy luật sư cho xin hỏi:
1. Phòng Lao động thương binh xã hội cắt lương có đúng không?
2. Bà con dâu ký thay cho mẹ chồng có hợp lệ không?
3. Nội dung và chữ ký của người con dâu sau khi ký có còn thuộc trách nhiệm của người con dâu không? Bà mẹ chồng có chịu trách nhiệm nội dung trong hồ sơ không?
4. Người con dâu tự ý tố cáo và xin rút lại chữ ký không có ý kiến của bà mẹ chồng (nhân chứng) thì đơn tố cáo của bà con dâu có giá trị không?
5. Chị tôi bị cắt lương thì người ký thay có chịu trách nhiệm pháp luật không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ đối với người tham gia cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tù đày như sau:
– Giấy tờ chứng minh có tham gia cách mạng hoặc kháng chiến và thời gian, địa điểm bị tù, đày hoặc hồ sơ hưởng trợ cấp một lần đối với người đã hưởng trợ cấp một lần hiện còn sống.
+ Đối với trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần thì cần các giấy tờ gồm: Bản khai cá nhân, hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần; quyết định trợ cấp hàng tháng.
+ Đối với trường hợp chưa được trợ cấp một lần thì cần phải có bản khai cá nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai; Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù; Quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc Quyết định trợ cấp một lần; Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước; Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của chị bạn, chị bạn hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, năm 1993 khi chị bạn làm hồ sơ có nhờ người cùng ở tù làm xác nhận về việc chị bạn hoạt động kháng chiếm bị địch bắt tù đày, nhưng trên thực tế chữ ký do người con dâu ký thay, không phải là người làm chứng ký trực tiếp. Hành vi này được xác định là hành vi giả mạo chữ ký, đây là hành vi vi phạm pháp luật, do đó bản khai xác nhận mà chị bạn làm hồ sơ hưởng chế độ đối với người bị địch bắt tù đày trong trường hợp này là không hợp lệ.
Vì vậy, Cơ quan có thẩm quyền có quyền cắt chế độ của chị bạn do hồ sơ không hợp pháp.
Người con dâu ký thay mẹ chồng trong văn bản xác nhận thì người con dâu phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của văn bản xác nhận này.
Việc ký thay là hành vi vi phạm pháp luật nên người con dâu có quyền tố cáo và xin rút lại chữ ký mà mình đã ký thay trong văn bản xác nhận.
Do việc ký thay là hành vi vi phạm pháp luật, nên người con dâu ký thay có quyền tố cáo, khiến nghị về hành vi vi phạm đó, vì vậy, ngay từ đầu, hồ sơ của chị bạn hưởng chế độ là không hợp lệ, nên người con dâu không phải chịu trách nhiệm về việc chị bạn bị cắt hưởng chế độ này.