Hồ sơ giám định tư pháp? Quy trình tiến hành giám định tư pháp? Không được thực hiện giám định tư pháp trong những trường hợp nào?
Giám định tư pháp là hoạt động để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Theo đó việc tiến hành giám định tư pháp phải được thực hiện đầy đủ theo quy định mà pháp luật đề ra, cụ thể về hồ sơ và các thu tục liên quan. Vậy Hồ sơ giám định tư pháp? Quy trình tiến hành giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết do
Cơ sở pháp lý: Luật giám định tư pháp sửa đổi bổ sung 2020
1. Hồ sơ giám định tư pháp?
Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
+ Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
+ Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
+ Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
+ Bản ảnh giám định (nếu có);
+ Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
+ Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
+ Kết luận giám định tư pháp.
Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
Như vậy có thể thấy để tiến hành giám định tư pháp cần thực hiện đầy đủ quy định về hồ sơ như chúng tôi đã nêu như trên. Hồ sơ giám định tư pháp là một thủ tục quan trọng để có thể tiến hành hoạt động giám định tư pháp nên hồ sơ phải có tính chính xác cao và đầy đủ thông tin cụ thể về vấn đề cần giám định.
2. Quy trình tiến hành giám định tư pháp trong trường hợp cụ thể
Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định:
Tại bước này người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa cụ thể gọi là người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hay có thể gọi là tổ chức giám định tư pháp theo quy định tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan để thực hiện giám định, trong các trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
– Khi chuẩn bị thực hiện giám định thì người giám định tư pháp và các tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trong các trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin và các loại tài liệu có liên quan.
Bước 3: Thực hiện giám định
– Người giám định tư pháp thực hiện xem xét đối tượng giám định cụ thể ở đây là sản phẩm văn hóa và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu về các nội dung như xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa và xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
– Trong trường hợp mà đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
– Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Bước 4: Kết luận giám định
Kết luận giám định thực hiện căn cứ vào kết quả giám định tư pháp và kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác, quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.
Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành thì người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Bước này là khâu cuối cùng theo đó người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo. Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ
Như vậy khi thực hiện giám định tư pháp người giám định cần thực hiện theo quy định về trình tự thủ tục do pháp luật đề ra về giám định tư pháp để có kết quả giám định khách quan và chính xác nhất đối với giải quyết vụ án.
3. Không được thực hiện giám định trong những trường hợp nào?
căn cứ theo quy định tại điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp Luât giám định tư pháp sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Như vậy, pháp luật quy định những trường hợp không được giám định tư pháp đầu tiên là những trường hợp à pháp luât quy định cụ thể như những trường hợp người tiến hành giám định tư pháp có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì sẽ không đưa ra được những kết quả khạch quan và sẽ dẫn tới những trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra giữa các bên nên chúng tôi cho rằng pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó những trường hợp tương tự như Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan trong việc giám định có thể là đã bị mua chuộc để đưa ra kết quả giám định không chính xác. Theo đó những trường hợp này không được phép thực hiện giám đinh.
Kết luân: Như thông tin chúng tôi đã nêu như ở trên chúng ta có thể thấy giám định tư pháp thể hiện quyền công dân trong một Nhà nước pháp quyền và hoạt động giám định tư pháp có vai trò góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và quyền của công dân thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ đúng sự thật, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Trên thực tế cho thấy hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Theo đó có thể thấy việc thực hiện giám định tư pháp hiện nay là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch và để xử lý đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, hay nói cách khác thì giám định tư pháp là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương theo đó nên cần thực hiện đúng quy định về hồ sơ giám định tư pháp và quy trình tiến hành giám định tư pháp mà pháp luật đã đề ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hồ sơ giám định tư pháp? Quy trình tiến hành giám định tư pháp” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.