Kiểm định viên đo lường là cá nhân giữ chức vụ xác định, xem xét, đánh giá sự phù hợp của trang thiết bị so với yêu cầu pháp lý có đạt tiêu chuẩn kĩ thuật hay không. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thành phần hồ sơ, quy trình và thủ tục cấp thẻ kiểm định viên đo lường được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ cấp thẻ kiểm định viên đo lường:
Thẻ kiểm định viên đo lường là một trong những giấy tờ quan trọng của cá nhân trong quá trình hành nghề. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, có quy định về thẻ kiểm định viên đo lường như sau:
-
Thẻ kiểm định viên đo lường do cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng cấp cho từng kiểm định viên đo lường nhất định;
-
Mỗi kiểm định viên đo lường thông thường chỉ được cấp một thẻ kiểm định viên đo lường duy nhất;
-
Thẻ kiểm định viên đo lường không có giá trị hiệu lực khi quyết định chứng nhận, cấp thẻ định viên đo lường bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ hiệu lực trên thực tế;
-
Nội dung và hình thức của thẻ kiểm định viên đo lường sẽ được thực hiện theo Mẫu 14.TKĐVĐL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Thành phần hồ sơ cấp thẻ định viên đo lường bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu theo quy định tại Điều 30 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN. Theo đó, tổ chức đề nghị cấp thẻ định viên đo lường cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận, cấp thẻ định biên đo lường gửi trực tiếp đến trụ sở chính của cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục hoặc thông qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng.
Bộ hồ sơ chứng nhận, thủ tục cấp thẻ kiểm định viên đo lường bao gồm các loại giấy tờ sau (lưu ý: 01 bộ):
-
Đơn đề nghị cấp chứng nhận, cấp thẻ định viên đo lường theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 12.ĐNCNKĐVĐL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
-
Sơ yếu lý lịch của từng nhân viên kiểm định trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp thẻ kiểm định viên đo lường theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu 13.SYLL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
-
Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên của nhân viên kiểm định đối với trường hợp lần đầu tiên thực hiện thủ tục đề nghị cấp chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường;
-
Bản sao của giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định viên đo lường căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
-
Hai ảnh màu cỡ 3 cm x 2 cm chụp trên nền trắng, áp dụng đối với trường hợp lần đầu tiên thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, phù hợp với quy định tại Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Thủ tục cấp thẻ kiểm định viên đo lường:
Quy trình và thủ tục cấp thẻ kiểm định viên đo lường được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Có thể nộp hồ sơ theo nhiều cách thức khác nhau, nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị những nội dung cần phải bổ sung hoặc căn chỉnh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì trong khoảng thời hạn 15 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường theo quy định của pháp luật.
Cần phải lưu ý một số yêu cầu và điều kiện trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin cấp thẻ kiểm định viên đo lượng như sau: Nhân viên kiểm định của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng yêu cầu sau đây thì sẽ được cấp chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường:
-
Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
-
Đã hoàn thành đầy đủ và đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và công nghệ.
3. Quyết định cấp thẻ kiểm định viên đo lường bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, có quy định về vấn đề đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường. Theo đó, đừng chỉ hiệu lực một phần hoặc đình chỉ hiệu lực toàn bộ đối với quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường được áp dụng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Tổ chức kiểm định được đình chỉ bị đình chỉ lĩnh vực kiểm định đã chứng nhận, cấp thẻ cho kiểm định viên đo lường;
-
Kiểm định viên đo lường không hoàn thành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng trong các trường hợp sau: Không thực hiện nghĩa vụ kiểm định tuy nhiên cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo lường; không tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục kiểm định quy định cụ thể tại văn bản kĩ thuật đo lường Việt Nam hiện hành; có hành vi sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định của pháp luật; tiến hành thủ tục kiểm định phương tiện đo lường trước được phê duyệt mẫu theo quy định hoặc không đúng mẫu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê diệt trước đó; kiểm định phương tiện đo lường trong trường hợp quyết định chứng nhận, cấp thẻ định viên đo lường đã hết hiệu lực pháp luật trên thực tế.
Đối chiếu với quy định nêu trên, quyết định cấp thẻ kiểm định viên đo lường bị đình chỉ hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, tổ chức kiểm định được chỉ định đã bị đình chỉ lĩnh vực kiểm định, tuy nhiên vẫn cấp chứng nhận và cấp thẻ cho kiểm định viên đo lường.
Thứ hai, kiểm định viên đo lường không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm theo quy định từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong những trường hợp như sau:
-
Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm định tuy nhiên vẫn cấp chứng chỉ kiểm định cho các phương tiện đo lường;
-
Sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định của pháp luật;
-
Không tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục kiểm định quy định cụ thể tại văn bản kĩ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;
-
Kiểm định phương tiện đo lường chưa được phê duyệt mẫu theo quy định của pháp luật hoặc không đúng mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó;
-
Kiểm định phương tiện đo lường trong trường hợp quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực pháp luật trên thực tế.
THAM KHẢO THÊM: