Theo quy định của pháp luật hiện nay, hộ kinh doanh không phải là một trong những loại hình doanh nghiệp, pháp luật, doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể thế nào là hộ kinh doanh, vì thế hộ kinh doanh mang những đặc điểm pháp lý riêng biệt. Vậy hộ kinh doanh có phải thực hiện chế độ nộp báo cáo tài chính hay không?
Mục lục bài viết
1. Hộ kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về hộ kinh doanh, theo đó hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trường hợp các thành viên hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện của hộ kinh doanh đó. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, vừa được thành viên hộ gia đình ủy quyền để làm đại diện hộ kinh doanh sẽ được xác định là chủ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật không phải là một trong những loại hình doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cũng bảo những đặc điểm pháp lý khác biệt so với doanh nghiệp. Vì vậy, chế độ báo cáo của hộ kinh doanh cũng mang những đặc điểm khác biệt so với doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan có đưa ra cách hiểu về báo cáo tài chính. Theo đó, báo cáo tài chính được xem là tổng hợp các thông tin kinh tế, thông tin tài chính của các đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu đã được xây dựng sẵn. Báo cáo tài chính là văn bản được sử dụng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, dòng chảy kinh tế của một doanh nghiệp nhất định, báo cáo tài chính để chứng minh nhu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra. Theo đó, báo cáo tài chính cần phải cung cấp những thông tin cơ bản như sau:
– Tài sản của doanh nghiệp;
– Nợ phải trả của doanh nghiệp;
– Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp;
– Doanh thu của doanh nghiệp, các khoản thu khác, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác;
– Lãi, lỗ, phân chia kết quả trong quá trình kinh doanh;
– Các luồng tiền.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có quy định về việc cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai có thể lựa chọn hình thức kê khai thuế theo tháng hoặc kê khai thuế theo quý. Theo đó, tiêu chí xác định kỳ nộp báo cáo của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục kê khai theo tháng nếu tổng doanh thu năm trước của cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh được xác định là trên 50.000.000.000 đồng;
– Hộ kinh doanh sẽ tiến hành hoạt động kê khai theo quý nếu tổng doanh thu năm trước của cá nhân kinh doanh vào hộ kinh doanh đó được xác định là từ 50.000.000.000 đồng trở xuống.
Đồng thời, thời hạn nộp báo cáo của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kê khai theo tháng, thì trọng nhất được xác định là ngày 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;
– Đối với trường hợp hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kê khai theo quý, thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Theo đó thì có thể nói, đối với các hộ kinh doanh mới thành lập lựa chọn hình thức nộp thuế theo phương thức kê khai và thực hiện chế độ kế toán có thể lựa chọn kê khai theo quý, hay còn gọi là hình thức nộp báo cáo theo quý với các cơ quan có thẩm quyền, không cần thực hiện thủ tục nộp báo cáo tài chính năm giống như các công ty và các doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, đối với câu hỏi: Hộ kinh doanh có cần phải nộp báo cáo tài chính hay không? Thì câu trả lời là không. Hộ kinh doanh và các cá nhân kinh doanh là các chủ thể nộp thuế theo phương thức kê khai, có thể thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo phương pháp kê khai, hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ cần phải nộp báo cáo theo tháng hoặc báo cáo theo quý tới các cơ quan có thẩm quyền, hộ kinh doanh không cần phải nộp báo cáo tài chính năm.
2. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì có phải quyết toán thuế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có quy định cụ thể về phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai. Cụ thể như sau:
– Phương pháp kê khai là phương pháp được áp dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có quy mô lớn, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn tuy nhiên tự nguyện lựa chọn hình thức nộp thuế theo phương pháp kê khai;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ thực hiện nghĩa vụ khai thuế theo tháng, ngoại trừ trường hợp hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh mới tiến hành thủ tục kinh doanh trên thị trường và hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khai thuế theo quý và đồng thời cũng lựa chọn hình thức khai thuế theo quý căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ cần phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực/ngành nghe có căn cứ xác định được doanh thu cụ thể theo xác nhận của các cơ quan chức năng thì không cần phải thực hiện chế độ kế toán;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai thì cũng sẽ không cần phải thực hiện chế độ quyết toán thuế đối với các cơ quan thuế.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai thì sẽ không cần phải có trách nhiệm quyết toán thuế tại các cơ quan thuế. Tuy nhiên cần phải lưu ý, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì cần phải thực hiện chế độ kế toán, chứng từ và hóa đơn đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực, kinh doanh trong các ngành nghề có đầy đủ căn cứ xác định được danh thu cụ thể theo xác nhận của các cơ quan chức năng thì cũng không cần phải bắt buộc thực hiện chế độ kế toán.
3. Hộ kinh doanh không phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có quy định cụ thể về nguyên tắc tính thuế. Cụ thể như sau:
– Nguyên tắc tính thuế áp dụng đối với các chủ thể là cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch với mức thu từ 100.000.000 đồng trở xuống thì thuộc các trường hợp không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng và đồng thời cũng không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ khai thuế một cách chính xác, đầy đủ phải vô tư khách quan, trung thực, kịp thời, đồng thời có nghĩa vụ nộp hồ sơ thuế đúng hạn tại cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực và tính đầy đủ, tính vô tư khách quan của hồ sơ khai thuế, các loại giấy tờ và tài liệu kèm theo nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, theo hình thức hộ gia đình ở thì mức doanh thu từ 100.000.000 đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định cho một người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân/hộ gia đình trong năm tính thuế.
Theo đó thì có thể nói, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch với mức thu từ 100.000.000 đồng trở xuống thì sẽ thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành;
– Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
THAM KHẢO THÊM: