Các đối tượng được pháp luật quy định được phép thực hiện hoạt động kinh doanh thì trong bất kỳ hình thức nào cũng được cấp mã số thuế, có trách nhiệm trong việc nộp thuế với Nhà nước. Vậy hộ kinh doanh có mã số thuế, xuất được hóa đơn không?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về các loại hóa đơn mà tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thực hiện:
Nhu cầu thành lập doanh nghiệp để thu lợi nhuận là nhu cầu chính đáng được pháp luật Việt Nam khuyến khích và bảo hộ trong suốt quá trình thành lập và hoạt động nếu thực hiện đầy đủ điều kiện, nghĩa vụ theo quy định. Một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện là thuế, hóa đơn. Các loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn để quản lý kinh tế của mình. Đặc biệt, đối với hộ kinh doanh cá thể thì vấn đề cũng được đặt ra nhiều hơn, liệu pháp luật cho phép hộ kinh doanh được sử dụng hóa đơn gì, hay hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn đỏ không?
Để trả lời được thắc mắc này thì bạn đọc cần có hiểu biết cơ bản về các loại hóa đơn này. Căn cứ vào quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì có hai loại hóa đơn bao gồm: hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng. Theo đó, cách hiểu chi tiết đối với vấn đề này như sau:
– Hóa đơn đỏ hay còn được gọi là hóa đơn giá trị gia tăng được xem là loại hóa đơn được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, vận tải trong nước và trong dịch vụ mua bán. Đây là loại hóa đơn chính thức được ban hành bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Vai trò của loại hóa đơn này là được dùng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kê khai và tính toán thuế giá trị gia tăng của mình thực hiện theo phương pháp khấu trừ trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng trong quá trình hoạt động bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
+ Tiến hành trong quá trình hoạt động vận tải trong, ngoài nước;
+ Hỗ trợ và được thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan hay các trường khác tương tự như xuất khẩu
Hóa đơn đỏ được sử dụng trên thực tế phải có những nội dung cụ thể như tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch (bên bán và bên mua), các thông tin về danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện giao dịch, ngày tháng thực hiện giao dịch, cung cấp về tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ trong đó những giá trị nào phải tính thuế, thuế suất, tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ sau thuế mà bên mua phải trả;
– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thực hiện các hoạt động ở trong nước. Các đối tượng đóng thuế sẽ sử dụng loại hóa đơn này để kê khai, tính thuế theo phương pháp trực tiếp khi xuất khẩu hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như xuất khẩu, cụ thể:
+ Tiến hành thực hiện hoạt động bán hàng hóa cho các cá nhân, tổ chức thuộc khu phi thuế quan;
+ Bên cạnh đó còn được sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở trong nước;
+ Thực hiện cung ứng dịch vụ của các cá nhân, tổ chức giao dịch với nhau trong khu phi thuế quan.
Từ các nội dung trên trên thì hóa đơn tồn tại hai loại, và mục đích hình thức sử dụng hai loại hóa đơn này có sự khác nhau, đó là: hóa đơn đỏ sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ còn hóa đơn bán hàng thì lại sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
2. Hộ kinh doanh có mã số thuế, xuất được hóa đơn không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;b) Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Theo đó, hóa đơn giá trị gia tăng là hóa cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động theo quy định trên.
Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 thì Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
Theo các quy định trên thì có thể hiểu rằng hộ kinh doanh không thuộc đối tượng sử dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đồng thời không thuộc đối tượng được xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Như vậy, hộ kinh doanh muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì phải thực hiện chuyển đổi loại hình sang doanh nghiệp.
3. Hộ kinh doanh xuất hóa đơn GTGT bằng cách nào để hợp lệ theo quy định?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau:
– Nhà nước trao thẩm quyền này cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Thuế) đặt in hóa đơn sau đó tiến hành bán cho các đối tượng sau:
+ Đối vói trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn và không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì có thể liên hệ với cơ quan trên để có thể sở hữu hóa đơn hợp pháp;
Cần lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian nhất định và sẽ không được vượt tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
+Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này cũng có thể mua thông qua cơ quan thuế theo quy định;
Như vậy, hộ kinh doanh thuộc một trong những trường hợp được đặt mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Hộ kinh doanh không nằm trong trường hợp được xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng được mua hóa đơn của cơ quan thuế đặt in. Nên để thực hiện được nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì hộ kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế đặt in để kê khai thuế giá trị gia tăng.
Để đặt mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì cần thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã được hướng dẫn như sau:
+ Đầu tiên cần đảm bảo rằng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải soạn thảo vào nộp đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định) gửi đến cơ quan thuế khi mua hóa đơn;
+ Đồng thời, Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, người được ủy quyền bằng
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn lần đầu thì bổ sung thêm văn bản cam kết (theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này) ghi nhận các thông tin về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì khi đến mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành thì phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn đã trình bày.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn, chứng từ.