Khái quát về hộ kinh doanh và công ty cổ phần? Hộ kinh doanh có được góp vốn vào công ty cổ phần không?
Việc liên kết giữa các cá nhân, tổ chức để thành lập thành một hình thái tổ chức kinh tế là xu hướng chung đang phát triển ở nước ta, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, vai trò của các hộ kinh doanh cũng được tỏ rõ trong việc phát triển kinh tế kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế “cá thể” nói riêng. Mỗi loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh có các đặc điểm riêng, do đó, tùy thuộc vào từng loại hình, pháp luật có quy định trong quá trình góp vốn đầu tư giữa các loại hình với nhau.
Vậy, hộ kinh doanh có được góp vốn vào công ty cổ phần không? Đây là câu hỏi khá đặc biệt, xuất phát từ hai chủ thể có sự tách biệt nhất định, một bên là hộ kinh doanh và một bên doanh nghiệp. Trả lời cho câu hỏi này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý về hộ kinh doanh và công ty cổ phần và đưa ra cơ sở pháp lý và giải thích tại sao pháp luật lại quy định về có hay không quyền được góp vốn của hộ kinh doanh vào công ty cổ phần
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
1. Khái quát về hộ kinh doanh và công ty cổ phần?
1.1. Khái quát về hộ kinh doanh
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm hộ kinh doanh mà chỉ là sự mô tả tổ chức kinh tế nào được coi là hộ kinh doanh. Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Quy định này cho thấy, ta có thể hiểu hộ kinh doanh là tên gọi để chỉ những cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có cùng chung ý chí, mục đích, lợi nhuận, có đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại một số quốc gia trên thế giới có quy định về loại hình kinh doanh có một số điểm tương đồng với hộ kinh doanh ở nước ta. Cụ thể:
Pháp luật Anh quan niệm: Thương nhân đơn lẻ là một người tiến hành kinh doanh với tài khoản của mình; tự lựa chọn nơi thích hợp để hoạt động; có hoặc không có sự trợ giúp của người làm công trong kinh doanh; vốn góp ban đầu là nguồn vốn cá nhân do tiết kiếm hoặc vay mượn cá nhân.
Pháp luật Hoa Kỳ quan niêm: Doanh nghiệp cá thể là một doanh thương được vận hành bởi một người như một tài sản cá nhân của người đó; và doanh nghiệp này là một sự mở rộng đơn thuần của chủ sở hữu cá nhân.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, hộ kinh doanh có vị trí, vai trò được thể hiện như sau:
– Hộ kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết một phần vấn đề thất nghiệp ở nước ta.
– Hộ kinh doanh có khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
– Hộ kinh doanh góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống, đặc thù của văn hóa làng nghề Việt Nam.
– Hộ kinh doanh góp phần vào tỷ lên gia tăng tổng sản phẩm trong nước, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
– Hộ kinh doanh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Tạo ra nguồn cung hàng hóa đã dạng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2. Khái quát về công ty cổ phần
Với tính chất là một hiện tượng kinh tế- xã hội, công ty cổ phần, cũng như các loại hình công ty noi chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học pháp lý. Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm công ty cổ phần, thể hiện ở cả thuật ngữ và nội dung pháp lý.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “công ty cổ phần” là những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu và lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cổ động theo số lượng cổ phần.
Trong cuốn Đại từ điển kinh tế thị trường của nước CHND Trung Hoa, công ty cổ phần (gọi là công ty hữu hạn cổ phần) được định nghĩa “là một loại hình công ty mà toàn bộ vốn chia thành các cổ phần có mức bằng nhau, cổ phần phát hành công khai theo luật pháp bằng hình thức cổ phiếu và tư do chuyển nhượng.
Quan điểm trong khoa học có ảnh hưởng nhất định đến nội dung luật pháp, do vậy trên thế giới hiện nay có khá nhiều trường phái pháp luật về công ty cổ phần. Theo pháp luật Cộng hòa Pháp, công ty cổ phần được gọi là công ty vô danh, phải có ít nhất 07 cổ đông, vốn điều lệ của công ty được chia thành các cổ phần với mệnh giá thông nhất là 100 F.Fr, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần.
Ở Cộng hòa Liên bang Đức, công ty cổ phần có những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty vô danh của Pháp. Bên cạnh đó công ty cổ phần của Đức có những nét đặc thù, thể hiện trong các quy định về tổ chức quản lý công ty, về phương thức phát hành và chuyển nhượng cổ phần, về vốn pháp định,…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp, khái niệm công ty cổ phần được tiếp cận dựa trên các dấu hiệu pháp lý, cụ thể: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định của pháp luật.
Từ quy định này, trên phương diện khoa học pháp lý có thể khái quát: Công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam là loại hình công ty đối vốn; vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà cổ đông nắm giữ, công ty có quyền phát hành chứng khoán để công khai huy động vốn.
Vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở những khía cạnh cơ bản như sau:
– Công ty cổ phần là mô hình kinh tế hiệu quả nhất để hòa nhập và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Công ty cổ phần có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương “tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực…ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.”
– Công ty cổ phần là “chủ thể sản xuất hàng hóa” cho thị trường chứng khoán.
2. Hộ kinh doanh có được góp vốn vào công ty cổ phần không?
Trả lời cho câu hỏi: “Hộ kinh doanh có được góp vốn vào công ty cổ phần không?”
Câu trả lời là: Hộ kinh doanh không có quyền góp vốn vào công ty cổ phần.
Phân tích các khía cạnh pháp lý xoay quanh câu trả lời này, trước hết, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này – (Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền
Như vậy, hộ kinh doanh không được góp vốn vào công ty cổ phần, hoạt động góp vốn chỉ được thực hiện với tư cách cá nhân.
Vậy, tại sao hộ kinh doanh không được góp vốn vào công ty cổ phần? Điều này xuất phát từ lí do hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của mình, do đó việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ gây khó khăn trong việc xác định tài sản và trách nhiệm.
Bên cạnh quy định về góp vốn, cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Đồng thời, các chủ thể đặc biệt sau sẽ không có quyền được góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Do vậy, khi thuốc một trong các trường hợp được liệt kê và phân tích ở trên, hộ giá đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức không được tiến hành góp vốn nói chung, và công ty cổ phần nói riêng.