Hộ kinh doanh cá thể và công ty TNHH cùng một địa điểm được không? Luật sư tư vấn về hậu qủa pháp lý khi công ty ngừng hoạt động trên 05 năm.
Hộ kinh doanh cá thể và công ty TNHH cùng một địa điểm được không? Luật sư tư vấn về hậu qủa pháp lý khi công ty ngừng hoạt động trên 05 năm.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư ! Trước đây tôi có đăng ký hộ kinh doanh cá thể được khoảng 6 tháng ! Bây giờ tôi muốn đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên trên cùng một địa điểm với cùng một cái tên giống hộ kinh doanh cá thể, hoạt động cùng một ngành nghề như nhau, nhưng vẫn là hai doanh nghiệp khác nhau có được không ạ ( Về vấn đề thuế )? Và nếu được thì công ty của tôi không hoạt động trong thời gian dài ( trên 5 năm ) có bị bắt buộc đóng cửa không ? Có điều gì vi phạm pháp luật không ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Thứ nhất, về việc đăng ký thành lập công ty TNHH MTV
Căn cứ theo Điều 67
"Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại."
Theo như trên, cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Như vậy, trừ hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, bạn có thể đăng ký thành lập hoặc tham gia góp vốn thành lập vào các loại hình doanh nghiệp khác là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần.
Thứ hai, về trụ sở chính của doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 43
"Điều 43. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)."
Bản chất thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, cũng là cơ sở để khai báo thuế, quản lý thuế của cơ quan quản lý nhà nước. Pháp
Với tên doanh nghiệp, ngoài chức năng là tên gọi thì tên này còn gắn liền với quyền, nghĩa vụ, uy tín…của doanh nghiệp. Vì vậy, pháp luật quy định một số điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 39
"Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc."
Như vậy, không có quy định nào cấm việc đặt tên doanh nghiệp ( cụ thể ở đây là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) không được trùng với hộ kinh doanh. Nên trong trường hợp này, khi công ty trách nhiệm hữu hạn không đặt tên vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 thì sẽ được chấp nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp có quyền nên bạn hoàn toàn có thể kinh doanh cùng một ngành nghề, nếu hàng hóa, ngành nghề bạn kinh doanh không thuộc phạm vi cấm của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn về tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 1900.6568
Thứ ba, về việc đóng cửa doanh nghiệp
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 57
"Điều 57. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
…
2. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm."
Như vậy, pháp luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không quá một năm và phải có thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Nếu không có thông báo doanh nghiệp của bạn sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014). Hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp với Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm. Như vậy, công ty bạn sẽ không được thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh liên tiếp 05 năm.