Hộ gia đình kinh doanh karaoke phải nộp thuế bao nhiêu? Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt của hộ gia đình là bao nhiêu?
Hộ gia đình kinh doanh karaoke phải nộp thuế bao nhiêu? Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt của hộ gia đình là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý công ty. Hiện tôi có kinh doanh karaoke tại quận Hoàn Kiếm và hàng tháng phải nộp thuế nhưng tôi thấy mức thuế cao hơn gấp nhiều lần tại các địa điểm khác. Tôi xin nhờ quý công ty tư vấn giúp tôi phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu? (Hiện mức doanh thu của cơ quan thuế áp cho tôi là 13 triệu/tháng). Xin cảm ơn sự giúp đỡ công ty Luật Dương Gia?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có kinh doanh Karaoke tại Quận hoàn Kiếm. Căn cứ theo quy định của pháp luật thuế, doanh nghiệp, khi bạn kinh doanh karaoke bạn phải nộp các loại thuế như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài ra có thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bạn có thắc mắc là mức thuế phải nộp của bạn cao hơn nhiều lần tại địa điểm khác, cụ thể một tháng bạn phải nộp 13 triệu tiền thuế( thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức thuế bạn phải nộp, cụ thể đối với từng loại thuế như sau:
Thứ nhất: Đối với thuế môn bài:
Thứ nhất, bạn sẽ phải đóng thuế môn bài theo
Cụ thể nghị định này quy định như sau:
Điều 1. Từ năm 2003 thuế môn bài áp dụng như sau:
1. Các tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 1.500.000 đồng, 1.000.000 đồng.
2. Hộ cá thể kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1.000.000 đồng, 750.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng.
Biểu thuế môn bài quy định cụ thể tại
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Thứ hai, bạn còn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
Tại
Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh)
…
Ngoài ra điểm b, khoản 1 Điều 2
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Khoản 2 Điều 2 có quy định về doanh thu tính thuế:
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cũng theo quy định tại Thông tư này:
Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT;
Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN;
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn nêu trên.
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
>>> Luật sư
Thứ ba: Bạn còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt:
Bạn kinh doanh Karaoke thuộc diện mặt hàng chịu thuế TTĐB. Khoản 9 Điều 5
“Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB
=
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau:
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng: Theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2012/TT-BTC có hướng dẫn về việc tính thuế tiêu thu đặc biệt đối với các đối tượng kinh doanh quán Karaoke, giá tính thuế TTĐB kinh doanh dịch vụ Karaoke là chưa bao gồm thuế GTGT tính trên toàn bộ doanh thu thu được của hoạt động kinh doanh karaoke và cả dịch vụ ăn uống.
Có thể thấy, từ các quy định trên của pháp luật thì việc bạn phải nộp bao nhiêu tiền thuế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hoạt động kinh doanh. Và việc bạn phải nộp thuế cao hơn các khu vực khác có thể là do mức thu nhập của hoạt động kinh doanh của bạn lớn hơn họ. Vì bạn không cung cấp cụ thể mức thu nhập từ hoạt động kinh doanh của bạn cụ thể là như nào nên tôi không thể tính chính xác được mức thuế bạn phải nộp một tháng là bao nhiêu. Nếu bạn cảm thấy mức thuế bạn phải nộp quá cao bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.