Pháp luật quy đinh những hình thức nào được áp dụng để xử lý khi cá nhân vi phạm về việc quản lý tài sản nhà nước?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang bị cơ quan đưa ra kỷ luật khiển trách vì một số công việc liên quan đến quản lý tài sản nhà nước (công ty tôi là công ty nhà nước), vi phạm này theo tôi được tư vấn thì vì là hành vi nhỏ, không làm ảnh hưởng nhiều đến quỹ ngân sách nhà nước nên chỉ bị khiển trách thôi. Tuy nhiên tôi muốn luật sư đưa ra căn cứ pháp lý để tôi biết rõ hơn về những hình thức mà mình có thể bị xử phạt. Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 4 Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định về Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“1. Hình thức xử phạt chính:
a) Hình thức xử phạt chính quy định tại Nghị định này bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền;
b) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Áp dụng mức phạt tiền:
Đối với các hành vi Nghị định quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt là tổ chức hay cá nhân thì các mức phạt tiền quy định tại Nghị định này được áp dụng tương ứng đối với hành vi vi phạm của tổchức hoặc cá nhân.
Đối với các hành vi Nghị định không quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt là tổ chức hay cá nhân thìcác mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai (02) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các Chương II, III, IV và V Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó.”
Như vậy, theo quy định này, nếu bạn có hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý tài sản nhà nước thì sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
-
Phạt cảnh cáo
-
Phạt tiền, mức tiền tối đa là 50 triệu đồng.
-
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, bạn còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
-
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.