Cạnh tranh là một yếu tố nền tảng và thiết yếu trong hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, cạnh tranh được xem là một điều tích cực có ý nghĩa quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu nói chung.
1. Hình thức cạnh tranh là gì?
Hình thức cạnh tranh có thể hiểu đó là sự biểu hiện ra bên ngoài mà người ta có thể nhận biết được hoạt động cạnh tranh chính để đấu tranh để giành lợi thế thương mại. Tuỳ vào hoàn cảnh thị trường cũng như năng lực cạnh tranh thực tế của chủ thế kinh doanh, cạnh tranh có thể được diễn ra dưới những hình thức khác nhau.
Hình thức cạnh tranh tạm dịch sang tiếng Anh là “Competition Forms”.
Competition Forms means the outward appearance that one can perceive competitive activity.
2. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu hiện nay:
Trong kinh tế học và trong khoa học pháp lý, các nhà khoa học có nhiều cách phân loại cạnh hình thức tranh khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu hoặc cho công tác xây dựng chính sách cạnh tranh. Trong thương mại, tồn tại các dạng hình thức như sau
2.1. Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước:
Dựa vào vai trò điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh được chia thành hai loại: cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước.
– Cạnh tranh tự do:
Lý thuyết về cạnh tranh tự do ra đời vào thời kỳ giá cả tự do vận động lên xuống theo sự chi phối của quan hệ cung cầu, của các thế lực thị trường. Khái niệm cạnh tranh tự do được hiểu từ sự phân tích các chính sách xây dựng và duy trì thị trường tự do, theo đó thị trường tự do tồn tại khi không có sự can thiệp của Chính phủ và tại đó các tác nhân cung cầu được phép hoạt động tự do. Mô hình cạnh tranh tự do ra đời cùng với quan điểm về bàn tay vô hình do nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (1723-1790) đề xuất. Ông tôn vinh vai trò điều tiết thị trường của “bàn tay vô hình”và cho rằng, sự tự do tự nhiên đã sản sinh ra một hệ thống điều tiết các quan hệ và các lợi ích thị trường đơn giản và rõ ràng. Theo đó, khi chạy theo lợi ích cá nhân, mỗi người đã vô tình đồng thời đáp ứng lợi ích của xã hội, cho dù trước đó họ không có ý định này (cơ chế này được gọi là sự điều hoà tự nhiên về lợi ích). Vì vậy, hệ thống cạnh tranh tự do tự nó đã sản sinh những quyền lực cần thiết để điều tiết và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu. Vì vậy, công quyền không cần phải can thiệp sâu vào đời sống thị trường.
– Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước:
Khác với cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà nước bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh. Yêu cầu về sự điều tiết của Nhà nước đối với cạnh tranh xuất phát từ nhận thức của con người về mặt trái của cạnh tranh tự do và sự bất lực của “bàn tay vô hình” trong việc điều tiết đời sống kinh tế.
Với sự giục giã của lợi nhuận và khả năng sáng tạo những thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, các doanh nghiệp khi tham gia thương trường đã không ngừng tiến hành cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý lao động, quản lý sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những tính toán để nâng cao khả năng kinh doanh một cách chính đáng, còn phát sinh nhiều toan tính không lành mạnh nhằm tiêu diệt đối thủ để chiếm lĩnh vị trí thống trị thị trường, giảm bớt sức ép của cạnh tranh, nhiều thủ đoạn chiếm đoạt thị phần của người khác một cách bất chính, lừa dối khách hàng để trục lợi….
Những biểu hiện không lành mạnh ấy ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn độ phức tạp trong biểu hiện, làm ô nhiễm môi trường kinh doanh của thị trường. Trong trường hợp này, xã hội và thị trường cần phải có thêm “bàn tay hữu hình” của một thế lực đủ mạnh, đứng trên các chủ thể kinh doanh (là những chủ thể có tư cách pháp lý bình đẳng nhau), bằng những công cụ cần thiết để ngăn chặn, trừng phạt những hành vi xâm hại trật tự công bằng của thị trường, khôi phục những lợi ích chính đáng bị xâm hại.
2.2. Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền:
Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền.
– Cạnh tranh hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường. Trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giát trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường.
– Cạnh tranh không hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất, trong môi trường các doanh nghiệp phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. Trong thực tế, hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành của nền kinh tế.
Nếu như trong cạnh tranh hoàn hảo thì không có ai có đủ khả năng chi phối thị trường, Trong cạnh tranh không hoàn hảo, do không đầy đủ các điều kiện cho sự hoàn hảo nên mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm. Tùy từng biểu hiện của hình thức cạnh tranh này mà cách thức và phạm vi tác động đến giá cả sẽ là khác nhau.
2.3. Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh:
– Hành vi cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh được định nghĩa là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh. các nhà khoa học cũng đã có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau: Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, có mục đích thu hút khách hàng, không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế – xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả.
– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Từ định nghĩa được nêu ra trong
– Vì mục đích cạnh tranh;
– Nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu (cụ thể);
– Vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp;
– Đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.
Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ những hành vi xuất phát từ một chủ thể đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan; trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh thì mới bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
– Hành vi hạn chế cạnh tranh
Theo Khoản 2 Điều 3
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế;
Thứ hai, các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh, sự biến dạng của cạnh tranh có thể là làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng… Thông thường, hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba dạng hành vi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế.
Như vậy, so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh có khả năng gây thiệt hại cao hơn. Đồng thời do sự xuất hiện của quyền lực thị trường nên các biện pháp trừng phạt mang tính dân sự như bồi thường thiệt hai hay cải chính công khai sẽ không thể phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Vì lẽ đó, công quyền thường không thể sử dụng cùng một loại biện pháp trừng phạt giống nhau để áp dụng cho cả hai loại hành vi trên.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh năm 2018.