Hiện nay, không khó để có thể tìm kiếm được các trang web làm nhận làm giả các loại giấy tờ, nhất là việc chào mời làm giả các giấy tờ về nhà đất. Vậy thì, hình phạt của tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
1.1. Một số cách nhận biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả:
Hiện nay có rất nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn toàn có thể làm giả. Hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng. Vì thế cần phải có một số cách để nhận biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sử dụng kính lúp để kiểm tra. Một trong những cách đơn giản nhất để nhận biết sổ đỏ giả chính là dùng kính lúp để xem các họa tiết và vân hoa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông thường thì giấy chứng nhận giả sẽ được in màu kĩ thuật số cho nên chi tiết sẽ không được sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực màu hồng, họa tiết rất sơ sài và độ đậm nhạt khác nhau.
Thứ hai, kiểm tra số seri trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để biết được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thật hay giả thì chúng ta cần phải xem xét kỹ các vị trí thường bị tẩy xóa như sổ sổ, loại đất, hình thức sử dụng, thời hạn và diện tích, sơ đồ thửa đất … Nếu như giữa các trang của sổ không có dấu giáp lai và các thông tin bị tẩy xóa thì hoàn toàn đó có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả. Đối với những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp nhiều lần thì cần kiểm tra dấu và chữ ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng tài nguyên và môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
Thứ ba, xác minh trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai. Trước tình trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được làm giả tràn lan như hiện nay thì trước khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, người dân cần phải mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác minh hiện trạng nhà đất và tính chính xác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thì cơ quan nhà nước sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các loại giấy tờ giả liên quan đến nhà đất.
Các hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh tùy theo mức độ vi phạm trên thực tế.
1.2. Hình phạt đối với tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể các hình phạt đối với tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên theo phân tích ở trên thì hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, tôi sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức mà mình làm ra là giả và sẽ được sử dụng cho việc thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc biết con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ mà mình sử dụng thực hiện hành vi trái pháp luật là giả. Theo đó, hình phạt tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi nhận như sau:
Pháp luật ghi nhận 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung, theo đó:
– Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm;
– Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và từ 03 năm đến 07 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là dấu hiệu về số lượng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả; về loại tội (theo Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015) được thực hiện khi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả; về mức độ thu lợi bất chính … ;
– Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
2. Mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy tờ, chứng từ, trong đó có hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ giả trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến lĩnh vực đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các loại giấy tờ đã bị tẩy xóa hoặc sửa chữa, tịch thu các loại giấy tờ làm sai lệch nội dung, các loại giấy tờ giả đã sử dụng thực hiện hoạt động trái pháp luật;
– Biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với trường hợp sử dụng các loại giấy tờ giả, trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, đối với trường hợp các chủ thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra các giao dịch mua bán đất từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạo này sẽ bị hủy bỏ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả sẽ bị tịch thu. Trong trường hợp hành vi này thỏa mãn cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như phân tích nêu trên.
3. Quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Tại khoản 23 Điều 2 của
Thứ nhất, đối với địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
– Khi người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản hợp pháp thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, trong trường hợp các địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
– Sở tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và các cơ sở tôn giáo, cho các đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư, các chủ thể được xác định là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân, cho các đối tượng được xác định là cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ ba, trong trường hợp tại các địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật thì việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sẽ được thực hiện bởi văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất đai để đưa ra các quy định về việc cho phép Sở tài nguyên và môi trường được quyền ủy quyền cho văn phòng đăng ký đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể có nhu cầu. Các trường hợp được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 105 của
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.