Hình phạt đối với tội buôn bán hàng cấm Điều 190 BLHS. 03 khung hình phạt đối với cá nhân phạm Tội buôn bán hàng cấm và 04 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định thế nào?
Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định 03 khung hình phạt đối với cá nhân phạm Tội buôn bán hàng cấm (tương đồng với BLHS năm 1999) và 04 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì từ khung 1 đến khung 3 (từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 190 BLHS) tương đồng nhau. Trong đó khung 1 (quy định tại khoản 1) là khung cơ bản, khung 2 và khung 3 (quy định tại khoản 2 và khoản 3) lần lượt là khung tăng nặng thứ nhất và khung tăng nặng thứ hai với nhiều tình tiết định khung tăng nặng khác nhau.
Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hình phạt chính của Tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt cơ bản được áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân phạm tội gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình phạt chính chỉ là hình phạt tiền.
Khung hình phạt cơ bản được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nặng hơn so với BLHS năm 1999.
Mục lục bài viết
1. Hình phạt đối với người phạm tội:
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. (Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan)
Hình phạt chính của Tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: BLHS năm 2015 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính vào khoản 2 của điều luật. Đây là một trong những quy định thể chế hóa chính sách hình sự của
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Hình phạt chính của Tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt tăng nặng thứ nhất đối với cá nhân gồm hình phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (BLHS năm 1999 không quy định hình phạt tiền trong khung tăng nặng thứ nhất) hoặc hình phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm (BLHS năm 1999 quy định từ 03 năm tháng đến 10 năm). Đối với pháp nhân thương mại phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Có tổ chức:
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm có thể được thể hiện dưới các dạng sau đây: Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội; những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước; những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức mà người phạm tội là người đồng phạm cùng với những người khác thực hiện tội phạm 02 lần trở lên theo một kế hoạch thống nhất trước mà những lần đó chưa bị xử lý về hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, được đưa ra truy tố xét xử cùng một lúc, thì cùng với việc bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “có tổ chức”. người phạm tội còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 02 lần trở lên” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được quy định tại Chương XXIII phần các tội phạm về chức vụ. Theo đó Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với Tội buôn bán hàng cấm thì đây là trường hợp mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội.
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức:
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội là trường hợp người làm việc trong cơ quan, tổ chức hoặc được cơ quan, tổ chức giao làm việc gì đó đã sử dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội.
– Có tính chất chuyên nghiệp:
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015; đồng thời là tình tiết định khung hình phạt quy định tại 6/13 tội xâm phạm sở hữu thuộc chương XVI BLHS năm 2015 và một số tội phạm khác như: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); Tội Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285) …
Theo đó phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” là phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm từ 05 lần trở lên, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đồng thời thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, thì người phạm tội phải bị áp dụng thêm tình tiết định khung hình phạt “có tổ chức”, “tái phạm nguy hiểm” theo quy định tại điểm a, 1 khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015.
Trường hợp phạm tội buôn bán hàng cấm có tính chất chuyên nghiệp nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 190 BLHS năm 2015, thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS theo quy định tại các điểm tương ứng của khoản 3 Điều 190 BLHS năm 2015, đồng thời bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là thuốc bảo vệ thực vật có số lượng từ 100kg đến dưới mức 300 kg hoặc từ 100 lít đến dưới mức 300 lít
Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 3.000 bao đến dưới mức 4.500 bao;
– Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp là pháo nổ có số lượng từ 40 kg đến dưới mức 120 kg;
– Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà
vật phạm pháp là hàng hóa khác không thuộc các trường hợp ở trên mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng hoặc người phạm tội thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng;
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp không thuộc các trường hợp nói trên mà là hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng hoặc người phạm tội thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới mức 700 triệu đồng;
– Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
Buôn bán hàng cấm qua biên giới là trường hợp người phạm tội đưa hàng cấm ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ngược lại để trao đổi lấy tiền hoặc hàng hóa khác trái với các quy định của pháp luật. Cũng được coi là buôn bán qua biên giới nếu người phạm tội đã hoàn thành các thủ tục thông quan đối với hàng cấm đó.
Tuy nhiên, đối với hành vi buôn bán hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu qua biên giới thì không áp dụng tình tiết định khung hình phạt “buôn bán qua biên giới” theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 đối với người thực hiện hành vi mà tùy từng trường hợp xử lý như sau: Nếu người có hành vi buôn bán hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu dưới 1.500 bao và không thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 190 BLHS năm 2015 thì không truy cứu TNHS đối với người đó; nếu buôn bán hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao thì truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi theo điểm e khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015; nếu buôn bán hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu từ 4.500 bao trở lên thì truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi theo điểm b khoản 3 Điều 190 BLHS năm 2015.
– Tái phạm nguy hiểm:
Theo đó, đối với Tội buôn bán hàng cấm thì tái phạm nguy hiểm ở đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015 hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại khoản 1 hoặc một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015.
Trường hợp phạm tội vừa là tái phạm nguy hiểm vừa thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015, thì cùng với việc áp dụng tình tiết định khung hình phạt: “tái phạm nguy hiểm” theo điểm 1 khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015, người phạm tội còn phải bị áp dụng điểm tương ứng trong khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015.
Ví dụ: người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội buôn bán pháo nổ 100 kilôgam thì người phạm tội phải bị áp dụng cả 02 tình tiết định khung hình phạt tại điểm g, 1 khoản 2 Điều 190 BLHS năm 2015.
Trường hợp người phạm tội bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại khoản 3 Điều 190 BLHS, thì phải áp dụng khoản 3 Điều 190 BLHS để truy cứu TNHS đối với người phạm tội; đồng thời, áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “tái phạm nguy hiểm” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 để quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
* Khung hình phạt tại khoản 3:
Quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
– Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
– Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
– Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung tại khoản 4:
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại khoản 5:
* Hình phạt chính:
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 190 BLHS, thì bị phạt như sau:
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 190 BLHS, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, k và 1 khoản 2 Điều 190 BLHS, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 190 BLHS, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
* Hình phạt bổ sung:
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.