Thực hiện tội phạm một cách man rợ là một trong những tình tiết tăng nặng của tội giết người. Vật theo quy định của pháp luật được hiểu thế nào là thực hiện tội phạm một cách man rợ?
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào là thực hiện tội phạm một cách man rợ?
Thực hiện tội phạm một cách man rợ là một trong những tình tiết tăng nặng của tội giết người được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017. Tại điểm a phần 1 của chương 2
– Giết người vì động cơ đê hèn như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ như: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân mà đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, đã giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).
– Giết người để thực hiện hoặc là để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là một tình tiết định khung của tội giết người. Còn “tội phạm khác” sẽ có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng cần được xử lý theo một tội danh riêng.
+ Nếu “tội phạm khác” cần xét xử, thì xét xử về hai tội (tội giết người và “tội phạm khác”), quyết định về hình phạt đối với từng tội phạm (tuần tự theo thời gian thực hiện) rồi sẽ tổng hợp thành hình phạt chung, như là hiếp dâm xong rồi giết nạn nhân để che giấu tội phạm thì bị xử lý về tội hiếp dâm và cả tội giết người.
+ Nếu “tội phạm khác” có tính chất, mức độ nguy hiểm hạn chế (như: tội phạm chưa đạt, hậu quả chưa xảy ra hoặc là không đáng kể…), mà xét thấy không cần thiết phải thực hiện xử lý về hình sự thì có thể không xét xử về tội phạm đó, nhưng phải phân tích trong bản án.
– Giết người mà liền trước đó hoặc là ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác là tình tiết định khung của tội giết người. “Liền trước đó” hoặc là “ngay sau đó” là vừa kết thúc tội phạm trước đã thực hiện ngay tội phạm sau. Người phạm tội có mang tính nguy hiểm cao (trong một thời gian rất ngắn phạm hai tội nghiêm trọng) sẽ phải bị xử lý về hai tội (đó là tội giết người và cả tội nghiêm trọng khác). Hình phạt được quyết định đối với mỗi tội phạm và tổng hợp thành hình phạt chung.
– Việc định tội đối với một số trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi xâm phạm tính mạng hoặc là sức khỏe người khác. Đối với hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản (tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc là tài sản của công dân) hoặc gây chết người (tức là cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả), thì sẽ xử lý về “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa” hoặc là về “tội cướp tài sản của công dân”. Thí dụ là hành vi đột nhập vào nhà một công dân, đánh, trói, gây ra thương tích nặng cho chủ nhà nhằm để chiếm đoạt tài sản của công dân. Hành vi đột nhập vào trong khu vực kho của một xí nghiệm, đánh, trói, nhét giẻ vào miệng thủ kho nhằm để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và làm cho thủ kho bị chết vì ngạt thở. Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay là người quản lý tài sản, giết người chống cự lại, hoặc là bắn trả người đuổi bắt, thì xử lý về “tội giết người” và “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa” hoặc là “tội cướp tài sản của công dân”.
– Thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng các thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc là gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân. Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc là tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.
+ Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như là bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu như do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như là đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người.
+ Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc là đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi hành công vụ để thực hiện trả thù hoặc để đe dọa người khác.
Theo các quy định trên thì hiểu thực hiện tội phạm một cách man rợ trong tội giết người đó chính là thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng các thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc là gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
2. Hình phạt cho người thực hiện tội phạm một cách man rợ:
2.1. Các hình phạt đối với tội giết người:
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì các hình phạt đối với tội giết người bao gồm:
– Hình phạt tù:
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Giết từ 02 người trở lên;
++ Giết người đang dưới 16 tuổi;
++ Giết phụ nữ mà biết là đang có thai;
++ Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân;
++ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của chính mình;
++ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
++ Để thực hiện hoặc là che giấu tội phạm khác;
++ Để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
++ Có thực hiện tội phạm một cách man rợ;
++ Bằng cách là lợi dụng nghề nghiệp;
++ Bằng phương pháp có khả năng mà làm chết nhiều người;
++ Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
++ Có mang tính chất côn đồ;
++ Thực hiện hành vi có tổ chức;
++ Có tái phạm nguy hiểm;
++ Thực hiện hành vi vì động cơ đê hèn.
+ Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu phạm tội không thuộc các trường hợp vừa nêu trên.
– Hình phạt tù chung thân, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Giết từ 02 người trở lên;
+ Giết người đang dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là đang có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của chính mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc là che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Có thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách là lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp có khả năng mà làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
+ Có mang tính chất côn đồ;
+ Thực hiện hành vi có tổ chức;
+ Có tái phạm nguy hiểm;
+ Thực hiện hành vi vì động cơ đê hèn.
– Hình phạt tử hình, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Giết từ 02 người trở lên;
+ Giết người đang dưới 16 tuổi;
+ Giết phụ nữ mà biết là đang có thai;
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc là vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của chính mình;
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Để thực hiện hoặc là che giấu tội phạm khác;
+ Để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Có thực hiện tội phạm một cách man rợ;
+ Bằng cách là lợi dụng nghề nghiệp;
+ Bằng phương pháp có khả năng mà làm chết nhiều người;
+ Thuê giết người hoặc là giết người thuê;
+ Có mang tính chất côn đồ;
+ Thực hiện hành vi có tổ chức;
+ Có tái phạm nguy hiểm;
+ Thực hiện hành vi vì động cơ đê hèn.
2.2. Hình phạt cho người thực hiện tội phạm một cách man rợ:
Như đã phân tích ở trên, người có hành vi phạm tội giết người mà thực hiện tội phạm một cách man rợ sẽ có thể đối mặt với một trong các hình phạt sau:
– Hình phạt tù: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
– Hình phạt tù chung thân.
– Hình phạt tử hình.
Ví dụ, tại bản án số 746/2017/HS-PT ngày 27/10/2017 về tội giết người. Nội dung của vụ án như sau: “Sau khi đã phân xác anh Đ xong, N đi vào trong bếp lấy ra 03 chiếc bao dứa đi ra nhặt những phần thi thể gồm 2 chân, 2 phần thân người, đầu, nội tạng và các bộ phận sinh dục vào 3 chiếc bao rồi dùng lạt buộc lại giấu ở tại góc ruộng phía trước cửa nhà. Sau đó quay lại nhặt phần tay trái, tay phải, các phần nội tạng và thịt còn sót lại ra ruộng gần chỗ để 03 chiếc bao, dùng tay để bới đất bùn ở ruộng, vùi phần thi thể này xuống. Khoảng vào 21 giờ cùng ngày do sợ bị phát hiện, N đi ra chỗ vùi những phần thi thể của anh Đ ở dưới ruộng bới và cầm một đoạn cẳng tay phải đem lên. N cầm cẳng tay đi vào trong bếp, cho vào nồi nước đun một lúc rồi cầm ra phía sau bếp, lấy dao dóc hết phần thịt cho vào trong túi nilon để ở góc bếp. Sau đó, N cho phần xương cùng với quần áo, đôi dép, vỏ chai nhựa đang đựng rượu và túi đựng mỳ tôm của anh Đ vào bếp đốt”. Tại nhận định của hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xét thấy rằng hành vi phạm tội của N thể hiện hết sức là côn đồ và man rợ nên đã tuyên bị cáo N với hình phạt là tử hình. Sau khi thụ lý đơn kháng cáo và mở phiến xét xử phúc thẩm thì Tòa án nhân nhân cấp cao tại Hà Nội đã không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm, đó là hình phạt tử hình với hành vi phạm tội của N.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.