Hiệu lực pháp lý của bản án phúc thẩm. Vấn đề thi hành án bản án phúc thẩm của tòa án nhân dân. Thời hiệu thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Hiện mảnh đất tôi đang ở được mua từ ông B từ năm 1981 và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mảnh đất ông A nằm đằng sau mảnh đất của nhà tôi và phải đi nhờ đất của bà C để ra đường lớn theo bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, và điều này đã được thi hành. Tuy nhiên, trong bản án đó không hề ghi nhận trách nhiệm của ông B. Nhưng mới đây, con trai của A đã kiện tôi và yêu cầu sử dụng đất của nhà tôi để đi ra đường lớn và đưa ra một trích lục trong phán quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh năm 1981 ghi nhận nghĩa vụ của ông B. Trong khi tôi mua đất thì ông B không hề nói gì, cũng như không đưa ra bản trích lục đó. Ủy ban nhân dân xã có yêu cầu tôi ký vào
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 19, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 ghi nhận rằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Hơn nữa, phán quyết của Tòa án là sự Nhân danh Nhà nước để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân phát sinh trong các quan hệ xã hội. Vì vậy, mặc dù phán quyết của Tòa án nhân dân Hà Nam Ninh có hiệu lực từ 1981 thì cho đến nay, nó vẫn còn hiệu lực. Bởi lẽ, hiện tại không có bất cứ một văn bản pháp luật nào ghi nhận thời hạn có hiệu lực của bản án, trừ các trường hợp hủy bản án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Mà pháp luật về tố tụng hiện nay chỉ ghi nhận rằng thời điểm có hiệu lực của bản án. Cụ thể tại Khoản 6, Điều 279, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
>>>
Như bạn nói thì bản án đó đã được thi hành trong năm 1981 và một phần mảnh đất của bà C được sử dụng để làm lối đi cho nhà ông A. Thế nhưng, mảnh đất của nhà ông B, tức là mảnh đất hiện giờ của nhà bạn không được sử dụng để thi hành án, tức là có thể, trong nội dung của bản án phúc thẩm của Tóa án nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh năm 1981 không hề ghi nhận trách nhiệm của ông B. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn phải xác minh lại thông tin của bản trích lục mà con ông A đang cung cấp cho Ủy ban nhân dân xã. Hoặc bạn có thể liên hệ tực tiếp với Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình để xin cấp trích lục của bản án (bởi theo địa giới hành chính hiện tại thì nơi thường trú của bạn – thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình – Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm). Nếu như, trong trường hợp bản án phúc thẩm đó có ghi nhận nghĩa vụ của ông B thì bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm thực thi bản án này bởi bạn là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất của ông B, nên bạn sẽ phải đáp ứng những nghĩa vụ này dù không được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng để đảm bảo quyền lợi của gia đình con ông A theo quy định tại Điều 171, Luật Đất đai 2013 về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.