Khái niệm về Lãnh thổ Việt Nam? Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự? Hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự?
Như chúng ta có thể thấy, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều phải xác định rõ phạm vi tác động về không gian và đối tượng tác động của văn bản pháp luật đó. Đó chính là hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật. Không phân biệt đó là Bộ luật nằm trong lĩnh vực gì mà bắt buộc đều phải được tuân thủ, áp dụng thực hiện theo quy định về hiệu lực đó bởi lẽ mọi căn cứ mà cơ quan điều tra, cơ quan khởi tố đưa ra chỉ phù hợp và mọi tội danh được kết án chỉ có hiệu lực khi xét thấy đều phù hợp với các Điều luật được áp dụng từ Bộ luật vào thực tế đời sống. Hay nói cách khác đó là bằng chứng sống để khẳng định tội danh hoặc bảo vệ quyền lợi của một công dân trong hành lang pháp lý. Vậy, đối với Bộ luật hình sự được quy định như thế nào về hiệu lực không gian và hiệu lực thời gian?
Luật sư
1. Khái niệm về Lãnh thổ Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam theo Bộ luật hình sự Việt Nam được hợp thành bởi ba bộ phận:
+ Lãnh thổ có thực: bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam.
+ Lãnh thổ mở rộng: Tàu thủy mang cờ hiệu của Việt Nam đang ngoài vùng biển quốc tế, máy bay dân dụng mang cờ hiệu của Việt Nam trên đường bay. Tàu chiến, máy bay quân sự của Việt Nam đang ở bất cứ nơi nào.
+ Lãnh sự quán, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.
Từ đó có thể thấy, hành vi được coi là phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nếu bắt đầu hoặc kết thúc hoặc diễn ra trọn vẹn trong phạm vi không gian nói trên.
2. Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự
Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự như sau: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Như vậy, với quy định trên thì Bộ luật hình sự có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.
Như vậy, Bộ luật hình sự có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với hai nhóm như sau:
+Theo pháp luật Việt Nam, theo hiệp định Quốc tế mà Việt Nam tham gia thì những đối tượng được hưởng các đắc quyền ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.
+Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
Trước hết, đối với công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Đối với đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự tại khoản 6 quy định: “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”.
Như vậy, nếu công dân Việt nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.
Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Đó là những tội được quy định tại Chương XXIV của Bộ luật hình sự – tội phá hoại hòa hình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, các tội phạm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Việt Nam.
Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng hiệu lực theo không gian đối với trường hợp áp dụng cho phạm tội ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ này bị chi phối bởi nguyên tắc quốc tịch.
Theo đó, sẽ chia thành 02 trường hợp:
+ Thứ nhất, công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài: có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.
+ Thứ hai, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài: Chỉ khi hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015.
3. Hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiệu lực theo thời gian là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại Điều 7
– Thứ nhất, đối với những điều luật được người thi hành công vụ, áp dụng hình phạt trong một hành vi phạm tội trong các vụ án thuộc thẩm quyền của
– Thứ hai, Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Có thể hiểu điều này như sau đối với người có hành vi phạm tội trước thời điểm có điều luật mới ra đời và có hiệu lực như quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn,…..áp dụng xử phạt nặng hơn để tăng mức hình phạt thì những điều luật đó không được phép áp dụng với hành vi vi phạm trước đó bởi lẽ đối với tính hiệu lực theo thời gian thì chỉ được áp dụng tội danh trong tại thời điểm người đó phạm tội và hiệu lực của Điều luật áp dụng đó phải có trước ( chưa bị bãi bỏ hoặc thay thế) hoặc có hiệu lực trong thời điểm phạm tội chứ không thể áp dụng Điều luật sau thời điểm phạm tội.
– Thứ ba, điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Có thể thấy, cũng được hiểu như vấn đề trình bày bên trên thì việc áp dụng điều luật phạm tội căn cứ vào thời điểm là rất quan trọng, không tính đến nội dung trong Điều luật là rất quan trọng là căn cứ xác định tội và tính hiệu lực của bản án quyết định. Không phân biệt nội dung điều luật mới có sau thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật là có lợi hay bất lợi cho người chịu phạt mà phải tuân thủ theo căn cứ vào thời điểm ban hành dẫn chiếu sang thời điểm phạm tội để xác định mức hình phạt. Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm.
Như vậy, từ những nội dung trên kết hợp với Bộ luật hình sự được ban hành năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể thấy đối với pháp luật tính hiệu lực của các bộ luật là rất quan trọng, việc áp dụng đúng căn cứ pháp lý, đúng thời điểm căn cứ đó có hiệu lực được thực hiện và do đúng cơ quan có thẩm quyền áp dụng mới được coi là mang tính pháp luật, có hiệu lực buộc người vi phạm phải tuân thủ theo đúng quy định, không được phép áp dụng sai thời điểm mà tội danh đó đã quá thời gian chấp hành hoặc ban hành tội mới nhưng chưa được phép áp dụng trong thời điểm người có hành vi vi phạm pháp luật. Người thi hành luật buộc phải đáp ứng các điều kiện về hiệu lực không gian, thời gian đối của Bộ luật hình sự được quy định để bảo đảm sự uy tín, tín nhiệm của nhân dân dành cho cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề, bảo vệ nhân dân.