Hiện nay các nước Mỹ Latinh đang tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, giáo dục. Nhiều nước đã khống chế được lạm phát, nền kinh tế từng bước được cải thiện. Tuy nhiên nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong đó có hiện tượng đô thị hóa. Vậy chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc bài viết: Hiện tượng đô thị hóa ở Mỹ Latinh gây ra hậu quả gì?
Mục lục bài viết
1. Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ Latinh gây ra hậu quả?
A. Hiện đại hóa sản xuất
B. Thất nghiệp, thiếu việc làm
C. Qúa trình công nghiệp hóa
D. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
=> Đáp án cần chọn là đáp án B
Lý giải: Ở Mỹ Latinh có nhiều các đô thị tự phát, cư dân của Mỹ Latinh chủ yếu đều tập trung ở các thành phố dẫn đến việc đô thị hóa. Nguyên nhân: do dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn đến việc hiện tượng đô thị hóa tự phát của các nước Mỹ Latinh.
2. Một số vấn đề về đô thị hóa ở khu vực Mỹ Latinh:
2.1. Các vấn đề liên quan đến đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ Latinh:
- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ Latinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỷ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ Latinh.
- Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, ở mức đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Dân cư tập trung ở các đảo lớn trong vùng biển Caribe, ven biển, đồng bằng màu mỡ,..Ở khu vực núi cao, rừng nhiệt đới, vùng khô hạn,… dân cư rất thưa thớt. Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ Latinh sống ở đô thị, tới năm 2020, tỉ lệ sống ở đô thị là khoảng 80%. Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là Urugoay, Argentina, Chile,… có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số. Mỹ Latinh có số dân khoảng 652 triệu người (năm 2020). Mật độ dân số trung bình khoảng 32 người/km2, thuộc loại thấp so với các khu vực khác trên thế giới. Dân cư còn nghèo đói, đời sống kinh tế còn khó khăn. Tỷ lệ nam nữ khá công bằng, chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia. Dân số có xu hướng già hóa, số người đang trong độ tuổi 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người trên 65 tuổi chiếm 8,9% tổng số dân (Năm 2020). Là khu vực đa chủng tộc: bao gồm người bản địa, người gốc châu Âu, gốc Phi, gốc Á và người lai đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc
- Mỹ Latinh là khu vực có trình độ đô thị hóa cao nhất thế giới, do vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.
- Mỹ Latinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ Latinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó có 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là: Mexico City, Xao Pao lo, Riode Janeiro, Brue Ares, Bogota, Lima.
2.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa ở Mỹ Latinh đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực:
- Tích cực:
+ Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư. Đô thị hóa Mỹ Latinh tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
+ Lực lượng lao động dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư.
+ Do là nơi đa dạng về thành phần dân cư nên Mỹ Latinh là nơi tập trung nhiều nền văn hóa, các công trình kiến trúc, ẩm thực,.. Nơi đây cũng được biết đến là nơi được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.
+ Thành phần dân cư đa dạng, do đó dẫn đến sự đa dạng về các nền văn minh, tôn giáo, ngôn ngữ, ẩm thực, kiến trúc,..
- Tiêu cực:
+ Quá trình đô thị hóa không đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, dân cư thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, suy thoái môi trường ở các thành phố.
+ Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự. Bên cạnh đó, sự phân bố dân cư không hợp lý dẫn đến khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế. Do đô thị hóa tự phát nên đời sông của người dân còn khó khăn, nhiều vấn đề còn chưa được giải quyết thỏa đáng. Vấn đề an ninh xã hội, việc làm, di cư, … còn gặp nhiều khó khăn.
+ Hiện tượng đô thị hóa tự phát diễn ra mạnh, ngày càng có chiều hướng ra tăng. Mặc dù tuổi thọ trung bình, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể qua từng năm nhưng số dân sống dưới mức nghèo khổ còn nhiều. Mức sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; giữa người giàu và người nghèo. Dân cư còn nghèo đói, lạc hậu, trình độ thấp. Chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
3. Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mỹ Latinh vì:
A. Có diện tích rộng lớn
B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực
C. Bao quanh là các biển và đại dương
D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua
=> Đáp án đúng là B
Câu 2: Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Vùng núi An – đét
B. Đồng bằng Amazon
C. Đồng bằng La Pla – ta
D. Đồng bằng Pam – pa
=> Đáp án đúng là B
Câu 3: Dân cư nhiều nước Mỹ Latinh còn nghèo đói không phải là do:
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động
C. Phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài
D. Phần lớn người dân không có đất canh tác
=> Đáp án đúng là B
Câu 4: Ở Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 70%), nguyên nhân chủ yếu do:
A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn
B. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh
C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm
D. Điều kiện sống ở thành phố của Mỹ Latinh rất thuận lợi
=> Đáp án đúng là C
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh?
A. Chính trị không ổn định
B. Cạn kiệt dần tài nguyên
C. Thiếu lực lượng lao động
D. Thiên tai xảy ra nhiều
=> Đáp án đúng là A
Câu 6: Quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mỹ Latinh đang gặp phải sự phản ứng của:
A. Những người nông dân mất ruộng
B. Các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có
C. Một nhóm người không cùng chung mục đích
D. Các thế lực từ bên ngoài
=> Đáp án đúng là B
Câu 7: Kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh đang từng bước được thay đổi và cải thiện chủ yếu là do:
A. Không còn phụ thuộc vào nước ngoài
B. Cải cách ruộng đất triệt để
C. San sẻ quyền lợi của các công ty tư bản nước ngoài
D. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước
=> Đáp án đúng là D
Câu 8: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào khu vực Mỹ Latinh là từ:
A. Tây Ban Nha và Anh
B. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha
C. Bồ Đào Nha và Nam Phi
D. Nhật Bản và Pháp
=> Đáp án đúng là B
Câu 9: Các nước trong khu vực Mỹ Latinh hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều nhất quốc gia nào dưới đây?
A. Hoa Kỳ
B. Tây Ban Nha
C. Anh
D. Pháp
=> Đáp án đúng là A
THAM KHẢO THÊM: