Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Nguyên hàm là gì? Bảng nguyên hàm và công thức nguyên hàm?

  • 02/12/202202/12/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/12/2022
    Giáo dục
    0

    Nguyên hàm là gì? Tính chất? Công thức đổi biến số? Công thức nguyên hàm từng phần? Bảng nguyên hàm? Phương pháp giải bài toán nguyên hàm?

      Bài toán nguyên hàm là những dạng toán khó hay gặp trong các bài kiểm tra hay bài thi toán lớp 12. Dưới đây là một số phương pháp để giải dạng toán này và một số ví dụ minh họa, mời các bạn đọc cùng theo dõi.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Nguyên hàm là gì?
        • 1.1 1.1. Định nghĩa:
        • 1.2 1.2. Định lý: 
      • 2 2. Tính chất:
      • 3 3. Công thức đổi biến số:
      • 4 4. Công thức nguyên hàm từng phần:
      • 5 5. Bảng nguyên hàm:
      • 6 6. Phương pháp giải bài toán nguyên hàm:
        • 6.1 6.1 Phương pháp đổi biến số:
        • 6.2 6.2 Phương pháp tính nguyên hàm, tích phân của hàm số hữu tỷ I = ∫ [P(x) / Q(x)]. dx:
        • 6.3 6.3 Nguyên hàm từng phần:

      1. Nguyên hàm là gì?

      1.1. Định nghĩa:

      Cho hàm số f (x ) xác định trên K . Hàm số F (x ) được gọi là nguyên hàm của hàm số f (x ) trên K nếu F’ (x ) = f (x ) với mọi x thuộc K.

      Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa đoạn của R.

      Họ tất cả các nguyên hàm của hàm số  f (x ) ký hiệu là  ∫ f (x ) = F (x )+ C .

      Chú ý: Mọi hàm số liên tục trên K đều có nguyên hàm trên K.

      1.2. Định lý: 

      Định lý 1:

      Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.

      Chứng minh: Vì F(x) là nguyên hàm của f(x) trên K nên (F(x))’ = f(x). Vì C là hằng số nên (C)’ = 0.

      Ta có: (G(x))’ = (F(x) + C)’ = (F(x))’ + (C)’ = f(x) + 0 = f(x)

      Vậy G(x) là một nguyên hàm của f(x).

      Xem thêm: Đầu tư theo công thức là gì? Các chiến lược đầu tư theo công thức

      Định lý 2:

      Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.

      Chứng minh: Giả sử G(x) cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K, tức là G'(x) = f(x), x ∈ K. Khi đó:

      (G(x) – F(x))’ = G'(x) – F'(x) = f(x) – f(x) = 0, x ∈ K.

      Vậy G(x) – F(x) là một hàm số không đổi trên K. Ta có:

      G(x) – F(x) = C ⇒ G(x) = F(x) + C, x ∈ K.

      2. Tính chất:

       ∫ f(x) dx)’ = f(x) + C

      Tính chất này được suy trực tiếp ra từ định nghĩa về nguyên hàm. Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì F(x) + C, C ∈ R là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.

      ∫ k f(x) dx=k∫ f(x) dx (với k ≠ 0)

      Ta có  kf(x) = F(x).

      Vì k ≠ 0 nên f(x) = 1/k . F'(x) = [1/k . F(x)].

      Chứng minh theo tính chất 1, ta có:

      (k ∫f(x) dx) = k(∫ [1/k . F(x)]’. dx) = k. { [1/k.F(x)] + C) = F(x) + k.C1 (C1 ∈ R)

      =F(x) + C ( vì C1 tùy ý thuộc R và k≠ 0 nên C = k. C1  tùy ý thuộc R)

      =∫kf(x)dx

      Nếu f, g là hai hàm số liên tục trên K thì  ∫ [f(x) ± g(x)] dx = ∫f(x) dx ± ∫ g(x) dx.

      Chứng minh:

      – Gọi F(x) là một nguyên hàm của f(x), G(x) là một nguyên hàm của g(x).

      – Tìm nguyên hàm hai vế và kết luận.

      Giải:

      Gọi F(x) là một nguyên hàm của f(x), G(x) là một nguyên hàm của g(x).

      Ta có f(x)=F′(x), g(x)=G′(x).

      Suy ra ∫ [f(x) ± g(x)] dx=∫ [F′(x) ± G′(x)] dx 

      =∫[F(x) ± G(x)]′ dx = F(x) ± G(x) + C

      Lại có ∫f(x) dx ± ∫g(x) dx= ∫ F′(x) dx ± ∫G′(x) dx = F(x) ± G(x) + C.

      Vậy ∫ [f(x) ± g(x)] dx = ∫ f(x) dx ± ∫g(x) dx

      ∫ k f(x) dx=k∫ f(x) dx (với k ≠ 0) ⇒ ∫ [k. f(x) + l. g(x)] dx=k ∫ f(x) dx + l ∫ g(x) dx

      3. Công thức đổi biến số:

      ∫ f [u(x)] u’ (x)dx = F [u(x)] + C

      4. Công thức nguyên hàm từng phần:

      ∫ udv = uv – ∫ vdu

      5. Bảng nguyên hàm:

      Một số nguyên tắc tính nguyên hàm cơ bản:

      – Tích của đa thức hoặc lũy thừa→khai triển.

      – Tích các hàm mũ→khai triển theo công thức mũ.

      – Bậc chẵn của sin hoặc cos→hạ bậc: sin2 a=1/2-1/2 cos 2a;

      cos2 a=1/2+1/2 cos 2a

      Chứa tích các căn thức của x→chuyển về lũy thừa.

      6. Phương pháp giải bài toán nguyên hàm:

      6.1 Phương pháp đổi biến số:

      Nếu ∫ f (x) d x = F (x) + C thì ∫f [u(x)]. u’ (x) dx = F [u(x)] + C

      Giả sử ta cần tìm họ nguyên hàm I = ∫ f(x) dx, trong đó ta có thể phân tích hàm số đã cho f(x) = g[ u(x) ]. u'(x) thì ta thực hiện phép biến đổi biến đặt t = u(x) ⇒ dt = u'(x) dx. Khi đó, ta thấy I = ∫ g(t) dt = G(t) + C = G [u(x)] + C.

      Chú ý: Sau khi ta tìm được họ nguyên hàm theo t thì ta phải thay t = u(x).

      6.2 Phương pháp tính nguyên hàm, tích phân của hàm số hữu tỷ I = ∫ [P(x) / Q(x)]. dx:

      Nếu bậc của tử số P(x) ≥ bậc của mẫu số Q(x) → chia đa thức.

      Nếu bậc của tử số P(x) ≤ bậc của mẫu số Q(x) → phân tích mẫu Q(x) thành tích số, rồi sử dụng phương pháp chia để đưa về công thức nguyên hàm số.
      Nếu mẫu không phân tích được thành tích số→thêm bớt để đổi biến hoặc lượng giác hóa bằng cách đặt X = a tan t, nếu mẫu đưa được về dạng X2 + a2

      6.3 Nguyên hàm từng phần:

      Cho hai hàm số u và v liên tục trên [a;b] và có đạo hàm liên tục trên [a;b]. Khi đó ta có được:

      ∫ udv = uv – ∫ vdu (*)

      Để tính nguyên hàm ∫ udv = uv – ∫ vdu bằng phương pháp từng phần ta làm như sau:

      Bước 1: Chọn u, v sao cho f(x) dx = udv (Chú ý dv = v'(x) dx)

      Tính: v = ∫ dv và du =u’dx.

      Bước 2: Thay vào công thức (*) và tính ∫ vdu.

      Cần phải lựa chọn u và dv hợp lí sao cho ta dễ dàng tìm được v và tích phân ∫ vdu dễ tính hơn ∫ udv.

      Mẹo nhớ: “Nhất lô, nhì đa, tam lượng, tứ mũ”

      Ví dụ 1: Cho hàm số f(x) liên tục trên R. Biết x2 – 3x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x)/ x, họ tất cả các nguyên hàm của hàm số f'(x). e2x là

      Lời giải:

      Ta có x2 – 3x +1 là một nguyên hàm của hàm số f(x)/x suy ra f(x)/x = (x2 – 3x +1)’ = 2x – 3.

      Suy ra f(x) = 2x2 – 3x suy ra f'(x) = 4x – 3. Xét I = ∫ (4x – 3). e2x dx.

      Đặt u= 4x – 3; dv = e2x dx từ đó suy ra du = 4dx; v = 1/2 e2x

      Khi đó ta có:

      I = ∫ (4x – 3). e2xdx = [(4x – 3). e2x] /2 – 2 ∫ e2xdx = [(4x – 3). e2x] /2 – e2x+ C = [(4x – 5. e2x)/2] + C.

      Ví dụ 2: Tìm ∫ sin 5x. cosx dx.

      Ta có: ∫ sin5x. cos x dx = 1/2 ∫ (sin6x + sin4x) dx

      = 1/2 {- [cos6x)/6] – 1/4. cos 4x} + C = -1/12. cos 6x – 1/8. cos 4x + C.

      Ví dụ 3: Biết F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 1/(x-2), thỏa mãn F(3) = 1 và F(1) = 2, giá trị của F(0) + F(4) bằng bao nhiêu:

      Lời giải:

      Hàm số f(x) xác định trên R/{2}.

      Ta có: F(x) = ∫ f(x) dx = ∫ 1/ (x-2) . dx= { In (x – 2) + C1 khi x > 2 ; In (2 – x) + C2 khi x < 2.

      Do { F(3) = 1; F(1) = 2 ⇔ { C1 = 1; C2 = 2. Khi đó F(x) = { In (x – 2) + 1 khi x >2; In (2-x) + 2 khi x < 2.

      Như vậy: F(0) + F(4) = ( In 2+2) + (In 2+1) = 2 In 2+3.

      Một số bài tập:

      Bài 1: Cho hàm số f(x) thỏa mãn f(2) = -1/5 và f'(x) = x3 [f(x)] 2  với mọi x ∈ R. Giá trị của f (1) bằng bao nhiêu?

      Bài 2: Tìm họ nguyên hàm của hàm số:

      a) ∫x.2x dx

      b) ∫(x2-1) ex dx

      Bài 3: Cho hàm số f(x) liên tục trên R. Biết x2 – 3x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x)/ x, họ tất cả các nguyên hàm của hàm số f'(x).e2x là gì?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        công thức


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Đầu tư theo công thức là gì? Các chiến lược đầu tư theo công thức

        Đầu tư theo công thức là một kỹ thuật đầu tư. Nó tuân theo một cách cứng nhắc lý thuyết hoặc công thức quy định, sử dụng kết quả làm chính sách đầu tư chung. Các chiến lược đầu tư theo công thức?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ