Khái quát về lĩnh vực mua sắm công? Hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam?
Song song với quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển của Việt Nam hiện nay thì các nhà làm luật đã đưa ra các quy định và xây dựng khung pháp lý về mua sắm công của nhà nước ta nói riêng và các nước ta thế giới nói chung đã dần hoàn thiện. Đồng thời, cũng nhờ vào sự quy định rõ ràng về khung pháp lý mua sắm công mà hoạt động của hệ thống mua sắm trực tuyến ngày càng hiện đại hơn và phát triển mạnh mẽ hơn trước đó rất nhiều. Bên cạnh đó thì hiện này sự tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ của khu vực tư nhân trong hoạt động mua sắm công ngày càng gia tăng và đặc biệt xu hướng mở cửa lĩnh vực mua sắm công cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, khi hoạt động mua sắm công được thực hiện tại Việt Nam thì cần phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong mua sắm công… Đồng thời thì đối với việc quy định về vấn đề áp dụng các nguyên tắc này sau một thời gian đã thấy hiệu quả rõ rệt trong việc đã giúp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Tuy nhiên, định hướng của pháp luật hiện hành nói chung là như thế những mỗi đất nước mỗi nền kinh tế khác nhau thì hệ thống pháp luật quy định với hệ thống mua sắm công này cũng được xác định là khác nhau. Vậy theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đấu thầu năm 2013
– Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
1. Khái quát về lĩnh vực mua sắm công
Dựa trên cơ sở quy định của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đưa ra các quy định về mua sắm công hay được dùng chính xác hơn tại Chương 15 với tên gọi “Mua sắm chính phủ”. Ngoài phần Hiệp định này được quy định bao gồm 24 điều quy định các nguyên tắc và nghĩa vụ của nước thành viên khi tiến hành mua sắm chính phủ, trong quy định tại Chương 15 của Hiệp định này còn được quy định kèm theo 01 Phụ lục đó là Phụ lục 15A. Theo như quy định tại Điều 15 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và cam kết cụ thể của các nước thành viên trong Phụ lục 15-A, chỉ những hoạt động mua sắm chính phủ đáp ứng đồng thời bốn điều kiện sau đây mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định:
Thứ nhất, theo như quy định tại Hiệp định này về chủ thể thì trong hoạt động mua sắm chủ thể phải được tiến hành bởi các thực thể nhà nước được cam kết và liệt kê trong các phụ lục các Phần A, B, C trong Bản chào của mỗi nước thành viên, gồm các thực thể chính quyền trung ương, thực thể chính quyền địa phương và các thực thể nhà nước khác;
Thứ hai, theo như quy định tại Hiệp định này về đối tượng mua sắm thì đối tượng mua sắm được biết đến ở đây là hàng hoá và tất cả dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ xây dựng được thực hiện bằng bất kì hình thức hợp đồng nào và các đối tượng này đã được cam kết, liệt kê cụ thể trong các Phần D, E, F trong Bản chào của mỗi nước thành viên;
Thứ ba, theo như quy định tại Hiệp định này về mức sàn cam kết thì mức sàn cam kết phải có giá trị bằng hoặc cao hơn mức sàn được tính theo SDR. Giá trị này được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ tương ứng với các thực thể thực hiện việc mua sắm được quy định ở Phần A, B, C trong Bản chào của mỗi nước thành viên và các quy định chi tiết trong Hiệp định.
Thứ tư,theo như quy định tại Hiệp định này về hoạt động mua sắm khi đã đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu trên, còn phải đáp ứng điều kiện là không thuộc các trường hợp bị loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp định được quy định tại khoản 3 Điều 15.2 hoặc được liệt kê chi tiết tại các phần trong Bản chào của mỗi nước thành viên.
Như vậy có thể thấy rằng hoạt động mua sắm công đã được quy định trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương trong dó đã quy định cụ thể về các nội dung như: chủ thể mua sắm, đối tượng mua sắm, mức sàn cam kết, ề hoạt động mua sắm. Việc quy định này đã cho thấy đối với hoạt động mua sa,ứ công thì hệ thống pháp luật đã ngày càng hoàn thiện hơn về việc quy định điều chỉnh nội dung này.
2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam
Thực tế hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Các quy định về vấn đề này còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ và thống nhất, nó được chia nhỏ quy định không tập trung và rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Vì vậy gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Luật đấu thầu sửa đổi năm 2013 đã phần nào khắc phục được những vướng mắc của
Luật Đấu thầu 2013 đã thống nhất được các quy định về đấu thầu có sử dụng nguồn vốn nhà nước, loại bỏ tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định này. Tuy nhiên, Luật đấu thầu 2013 điều chỉnh lĩnh vực mua sắm công của Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế gây ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động đấu thầu sử dụng nguồn vốn nhà nước. Như việc giải thích thuật ngữ “ vốn nhà nước” còn chung chung, quá rộng và mâu thuẫn trong chính nội tại của quy định đã gây ra những khó khăn lúng túng trong việc thực thi cũng như thiếu thống nhất trong thực tiễn. Mặt khác Luật đấu thầu 2013 vẫn chưa quy định 1 cơ quan giải quyết khiếu nại về đấu thầu một cách độc lập, tranh chấp vẫn được giải quyết tại tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không sử dụng thuật ngữ “mua sắm chính phủ”, song thực tế lĩnh vực này được điều chỉnh bởi
Thứ nhất , theo quy định tại điều 15 thì chủ yếu các nhà thầu nước ngoài được tham dự đấu thầu với các nhà thầu trong nước chỉ trong một số trường hợp hạn hẹp như “do nhà tài trợ vốn cho gói thầu chỉ định” hoặc trong trường hợp các nhà thầu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về “chỉ tiêu chất lượng hoặc tiêu chuẩn kĩ thuật”.
Thứ hai, điều 14 còn quy định liên quan đến “ ưu đãi trong đấu thầu quốc tế” nhằm ưu tiên, khuyến khích nhà thầu, doanh nghiệp trong nước một cách bất bình đẳng với nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu xét từ góc độ đảm bảo sự tương thích, phù hợp của một văn bản pháp luật quốc gia với các điều ước quốc tế cùng điều chỉnh một lĩnh vực thì những quy định này là rào cản lớn đối với Việt Nam khi đứng trước cơ hội đàm phán gia nhập Hiệp định TPP. Các hoạt động mua sắm chính phủ của các nước thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như:
– Minh bạch (Chính phủ phải ban hành và thực thi các quy tắc minh bạch trong các bước của quy trình đấu thầu);
– Không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia;
– Bắt buộc sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu thuộc diện điều chỉnh, trừ các trường hợp đáp ứng điều kiện để được áp dụng thủ tục đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu lựa chọn;
– Áp dụng các biện pháp liêm chính và giải quyết khiếu nại khiếu kiện để xử lí tình trạng tham nhũng, gian lận trong đấu thầu công;
– Khuyến khích sử dụng phương thức điện tử trong đấu thầu và các yêu cầu về tính thân thiện, khả năng tiếp cận trong trường hợp sử dụng phương thức điện tử.
– Đối xử đặc biệt với các thành viên là quốc gia đang phát triển.
Từ những nguyên tắc vừa được nêu ra ở trên thì có thể nhận thấy rằng, các nguyên tắc chung trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương không có nhiều khác biệt với các nguyên tắc trong Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO. Điều này có thể được lí giải bởi những nguyên nhân sau: nguyên nhân thức nhất được xác định trong số mười một thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, có năm quốc gia là thành viên của Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO, ba quốc gia là quan sát viên của GPA và một thành viên đã có cam kết về mua sắm chính phủ trong Hiệp định thương mại tự do tương đồng với Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO;
Nguyên nhân thứ hai, mục đích của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng giống như Hiệp định về mua sắm chính phủ của WTO được nhận định là tạo cơ hội cho các nhà thầu quyền tiếp cận vào thị trường mua sắm chính phủ vào các nước thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương trên cơ sở không phân biệt đối xử.