Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội được xây dựng cơ cấu rất chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hệ thống cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hệ thống cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm từ Trung ương đến địa phương, cụ thể:
– Ở địa phương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh:
– Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 1 (Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh):
+ Phòng Quản lý Thu – Sổ, Thẻ.
+ Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1.
+ Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2.
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính.
+ Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Truyền thông.
+ Phòng Công nghệ thông tin.
+ Phòng Quản lý hồ sơ.
+ Văn phòng.
– Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 2 (Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương):
+ Phòng Quản lý Thu – Sổ, Thẻ.
+ Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính.
+ Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Truyền thông.
+ Phòng Công nghệ thông tin.
+ Văn phòng.
– Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 3 (cơ quan Bảo hiểm xã hội còn lại):
+ Phòng Quản lý Thu – Sổ, Thẻ.
+ Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính.
+ Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Phòng Truyền thông.
+ Phòng Công nghệ thông tin.
+ Văn phòng.
Thứ hai, cơ cấu của bảo hiểm xã hội huyện:
Cơ cấu của bảo hiểm xã hội huyện gồm: Tổ nghiệp vụ. Tổng Giám đốc. Trong đó:
+ Tổ Nghiệp vụ: sẽ do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Tổ Nghiệp vụ: chức năng giúp đỡ Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất, đối với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh:
– Thực hiện xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi đã được phê duyệt.
– Xây dựng và tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với một số nhóm người tham gia từ nguồn ngân sách địa phương; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thông qua việc chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan.
– Phối hợp với Sở Y tế trong việc xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, phân bổ số thẻ bảo hiểm y tế.
– Đối với các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tổ chức thực hiện.
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, bao gồm:
+ Quản lý hệ thống tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, phát triển người tham gia cho nhân viên thuộc tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (gọi chung là nhân viên thu).
+ Cấp thẻ nhân viên thu.
+ Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
+ Tổ chức thu hoặc ký
+ Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân.
+ Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định thì sẽ từ chối.
+ Nhằm mục đích để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh sẽ phải xây dựng các giải pháp.
+ Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội.
+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Quản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định.
+ Giải quyết việc tính thời gian công tác cho người lao động thời gian công tác theo quy định.
+ Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.
+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện:
+ Thực hiện xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn để trình lên Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh.
+ Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
+ Nếu có các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các cá nhân, tổ chức thì có trách nhiệm giải quyết.
+ Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ làm việc của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất, đối với bảo hiểm xã hội tỉnh:
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: thực hiện phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
Lưu ý: Kể cả khi ủy quyền cho Phó giám đốc thì Giám đốc vẫn phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
Thứ hai, đối với bảo hiểm xã hội huyện:
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện: làm việc theo chế độ thủ trưởng.
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện: được quyền phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
Lưu ý: Kể cả khi ủy quyền cho Phó giám đốc thì Giám đốc vẫn phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định số 2355/QĐ-BHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương.