Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà đang trong khoảng thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân. Vậy hậu quả pháp lý của tạm ngừng kinh doanh là gì?
Mục lục bài viết
1. Hậu quả pháp lý của tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh chính là tình trạng pháp lý của trường hợp doanh nghiệp đang trong khoảng thời gian thực hiện tạm dừng thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian nhất định theo các quy định tại khoản Điều 206
1.1. Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng kinh doanh có thông báo theo quy định pháp luật:
– Nộp hồ sơ khai thuế: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp là người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh mà không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
– Về hóa đơn: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh không được sử dụng hóa đơn và không phải thực hiện việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì sẽ phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
– Chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, về vấn đề thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo những quy định của Luật Quản lý thuế.
1.2. Hậu quả pháp lý khi tạm ngừng kinh doanh không thông báo theo quy định pháp luật:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính khi không thông báo việc tạm ngừng kinh doanh
Khoản 1 Điều 206
– Không thông báo hoặc là thông báo không đúng với thời hạn pháp luật quy định đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về vấn đề cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp mà có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
– Không thông báo hoặc thông báo không đúng với thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh ở nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có sự thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty;
– Không thông báo hoặc là thông báo không đúng thời hạn đến cho cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điêm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiêp tục kinh doanh.
Theo đó, nếu như doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo việc tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định thì sẽ bị xử phạt tiền tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thứ hai, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ở Điều này quy định Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
– Nội dung đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
– Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp thành lập;
– Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế;
– Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong khoảng thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Theo đó, nếu như Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thực hiện việc thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
Thứ ba, khóa mã số thuế
Đa số khi mà doanh nghiệp chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh thì khi đó tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cần hạn chế tối đa các loại chi phí như:
– Chi phí về thuê văn phòng, kho bãi;
– Chi phí về thuê kế toán báo cáo thuế, làm sổ sách kế toán;
– Chi phí về thuê mướn nhân sự ở các bộ phận khác…
Và khi đã cắt giảm những chi phí trên, việc doanh nghiệp không thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh đúng luật sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:
– Doanh nghiệp sẽ bị khóa mã số thuế do không treo bảng hiệu ở tại trụ sở.
– Doanh nghiệp sẽ bị phạt về việc không thực hiện nộp tờ khai thuế.
2. Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp:
Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp theo Điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà thực hiện tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục thực hiện việc kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì khi đó doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có đặt trụ sở chậm nhất là khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
– Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi đã hết về thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất là trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Lưu ý về thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo thì buộc phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đối với công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị là đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về vấn đề tạm ngừng kinh doanh.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì khi đó Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà có đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mà có đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phải thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của mọi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CPvề đăng ký doanh nghiệp.