Chế độ tài sản giữa vợ và chồng? Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Những điểm bất cập tại quy định hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
Thông thường thì sau khi ly hôn vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ tài sản của vợ chồng có những thay đổi nhất định liên quan đến hình thức sở hữu một số loại tài sản cụ thể nào đó. Cụ thể về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện hành là gì? Bài viết dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng
Căn cứ theo điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy pháp luật quy định cụ thể và chi tiết tài sản của vợ và chồng thuộc sở hữu của ai đối với từng loại tài sản và căn cứ vào đâu để xác định, theo đó chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Mặc dù chồng tiến hành chia toàn bộ tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ, chồng vẫn là chế độ tài sản theo pháp luật quy định. Khi tiến hành việc chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với những tài sản nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó thì loại tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định. Khối tài sản chung của vợ chồng mang tính rất rộng bởi vì khi hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và thay đổi.
2. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
” 1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”
Như vậy, từ quy định được đưa ra nhu trên chúng ta có thể thấy pháp luật quy định về việc chế độ tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã cơ cấu lại thành phần thực tế tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Theo đó nên khối tài sản riêng của mỗi bên sẽ tăng lên tức thời vì có thêm các tài sản được chia và tiếp tục tăng nhanh hơn nhờ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trước đó và tài sản được chia.
Bên cạnh đó thì đối với khối tài sản chung không chỉ bị giảm đi ở hiện tại mà trong tương lai cũng bị hạn chế khả năng phát triển do mất đi nguồn bổ sung đáng kể từ hoa lợi, lợi tức. Như vậy thì chế độ tài sản của vợ chồng vẫn là chế độ tài sản do pháp luật quy định, điểm khác ở đây là những quy định đặc biệt được áp dụng làm thay đổi hình thức sở hữu của một số loại tài sản, thay vì nhập vào tài sản chung thì bây giờ thuộc sở hữu riêng của một bên. Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba phát sinh trước khi tiến hành phân chia.
Kết luận: Hậu quả về quan hệ tài sản sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trong những nội dung có thể nói là quan trọng và được vợ và chồng quan tâm đến khi tiến hành phân chia tài sản. Có thể nhận thấy rằng qua các lần sửa đổi, bổ sung, pháp luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện hơn những quy định liên quan đến tài sản của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung. Nhìn chung, Luật luật hôn nhân và gia đình 2014 đã làm sáng tỏ những nội dung còn gây tranh cãi tại thời điểm Luật
3. Những điểm bất cập tại quy định hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trong quan hệ và tài sản giữa vợ và chồng thường thì những nghĩa vụ phát sinh từ tài sản riêng, không phân biệt tài sản riêng hình thành trước hay sau khi chia tài sản chung, đều là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh dó trong các trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng được xem là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng đó là nghĩa vụ chung hay có thể hiểu là sẽ dùng tài sản chung của vợ chồng để thực hiện theo đúng quy định. Quy định này đương nhiên phù hợp trong bối cảnh hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên theo quan điểm của chung tôi thì khi xảy ra việc phân chia tài sản chung, hoa lợi, lợi tức nói trên trở thành tài sản riêng của một bên thì việc dùng tài sản chung để bảo quản tài sản riêng, duy trì hay tu sửa tài sản riêng là không hợp lý.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy rằng việc chuyển hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với hoa lợi, lợi tức mà tài sản đó lại là nguồn sống duy nhất của gia đình có thể dẫn tới sự đe dọa đến lợi ích gia đình do một bên được toàn quyền sử dụng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình cho những mục đích cá nhân khác. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định
“Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên”
Theo quy định này trên thực tế thì việc phải trông chờ sự đóng góp từ một phía sẽ đặt bên còn lại và cả gia đình vào tình thế bị động. Hơn nữa, tài sản riêng bỏ ra lúc này chỉ cần đủ dùng cho các loại nhu cầu thiết yếu của gia đình. Bên cạnh đó trong các trường hợp nếu như những hoa lợi, lợi tức này là tài sản chung thì do vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo quy định nên sẽ có cơ hội thỏa thuận với bên còn lại việc sử dụng tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu cao hơn của gia đình và con chung.
Kết luận: Từ những điều chúng tôi đưa ra như trên chúng tôi đưa ra quan điểm để hoàn thiện quy định này đó là cần nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014 với nội dung đó là khi tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng;, trừ hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình theo quy định của pháp luật đã đề ra thì phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.