Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội dự trên hai yếu tố tích cực và tiêu cực.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, những hiện tượng, quan hệ xã hội cũng theo đó mà ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Pháp luật do đó cần phải không ngừng hoàn chỉnh để quản lý hiệu quả hơn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành áp dụng pháp luật vào đời sống, dù vô tình hay cố ý cũng không thể tránh khỏi những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.Qua bài viết này chúng tôi Luật Dương Gia sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề “phân tích ví dụ về việc phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.
Chuẩn mực xã hội thường được biểu hiện dưới hai hình thức: chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn
Chuẩn mực xã hội thành văn là loại chuẩn mực xã hội mà các nguyên tắc, quy định của nó thường được ghi chép lại thành văn bản dưới những hình thức khác nhau.
Trong chuẩn mực xã hội thành văn có ba loại cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.
Chuẩn mực xã hội bất thành văn là những loại chuẩn mực xã hội mà các quy tắc, yêu cầu của nó thường không được ghi chép lại thành các văn bản; chúng chủ yếu tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của mình bằng con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Có ba loại chuẩn mực xã hội bất thành văn cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ.
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau:
– Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch).
– Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã hội (tình huống sai lệch)
Ở đây, chúng ta quan tâm tới sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất– hành vi sai lệch.
Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
– Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phỏ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
– Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội, đây những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội.
Như vậy, có thể thấy, hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cho xã hội đó là những hiện tượng, hành vi có tính chất chống đối xã hội và tạo ra trạng thái nguy hiểm cho xã hội bao gồm: Hiện tượng nghiện hút ma túy, Hiện tượng say rượu, Hiện tượng hooligan, hiện tượng tự tử, và hiện tượng tha hóa về đạo đức…
4.Hậu quả hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Khi xem xét hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố sau:
– Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đó.
– Căn cứ vào các điều kiện lịch sử – địa lý, hoàn cảnh xã hội cụ thể.
– Căn cứ vào địa điểm và thời gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đó.
Hậu quả của hành vi sai lệch thường được nhìn nhận trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.
>>> Luật sư
Thứ hai, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo nguyên tắc, quy định của pháp luật.
5. Một số biện pháp phòng chống các hành vi sai lệch
1. Biện pháp tiếp cận thông tin
Hoạt động trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin trong cuộc sống hàng ngà có tac dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của con người, trong chừng mực nhất định học biết được những việc nên làm, điều nên tránh trong hành vi của mình. Biện pháp tiếp cận thông tin hướng tới việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội nói chung và pháp luật nói riêng thông qua một số hoạt động:
– Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về nội dung và tính chất của các chuẩn mực đó hoặc các văn bản pháp luật có liên quan.
– Đối với những người có ý thức chưa cao, nhận thức còn lệch lạc, cần định hướng họ theo cái đúng, để họ hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội, chấp hành các nguyên tắc, quy định của pháp luật hình sự.
– Cung cấp thông tin cần thiết về các chuẩn mực xã hội cũng như những quy phạm pháp luật hình sự nhằm ngăn chặn các hành vi sai lệch và tội phạm.
– Nâng cao uy tín của hệ thống pháp luật đang tham gia điều chỉnhcác quan hệ trong xã hội.
– Cảnh giác và đấu tranh với các thông tin sai lệch, những luận điệu, tuyên truyền trái sự thật về chuẩn mực đạo đức.
2. Biện pháp phòng ngừa xã hội
Phòng ngừa xã hội là theo đuổi mục đích phát hiện, xoá bỏ, vô hiệu hoá các nguyên nhan, điều kiện làm phát sinh hiện tương tội phạm và các hành vi sai lệch. Nó là tổng thể các biện pháp xã hội như tác động về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lí, giáo dục, văn hoá, pháp luật… mà nhà nước và xã hội áp dụng nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch; góp phần định hướng để hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.
Đây là biện pháp rất quan trọng, được áp dụng rộng rãi mà mang tính hiệu quả cao. Vì thế, nó thường được đặt lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp được áp dụng.
3. Biện pháp áp dụng hình phạt
Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật hình sự, tức là các hành vi phạm tội cụ thể. Nó được áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, có lỗi, và do đó, bị đe doạ phải chịu một hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng có tính mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị kẻ phạm tội.
Đây là một biện pháp được đánh giá cao vì nó không chỉ có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội, cải tạo, cảm hoá họ trở lại con đường lương thiện, mà còn có ý nghĩa giáo dục, răn đe, tác động tới những người khác, khiến cho họ phải từ bỏ những ý định phạm tội.
4. Biện pháp tiếp cận y – sinh học
Biện pháp này thường do các nhân viên cơ quan ngiệp vụ như y tế, điều tra, giám định, chuyên gia tâm thần học… thực hiện đối với những người có hành vi sai lệch. Mục đích của nó là nhằm tìm hiểu những khuyết tật về thể chất (mù, câm, điếc…), trí lực (mắc các bệnh hoang tưởng, tâm thần hoặc những trạng thái say rượu, nghiện ma tuý)… khiến họ mất đi khả năng tự kiềm chế, kiểm soát hành vi bản thân, do đó bị mất năng lực chịu trách nhiệm hành vi.
Biện pháp tiếp cận y – sinh học có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và hành vi phạm tội, giải thích cơ chế tâm lý của những hành vi đó. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử, tránh xử oan cho những người vô tội, người được miễn trách nhiệm hình sự, cũng như không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp
Đối với biện pháp này, cần tập trung vào những nội dung cụ thể sau:
– Cần nhận thức rõ ràng rằng, công tác phòng chống hiện tượng sai lệch và hiện tượng tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân hay cơ quan nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
– Củng cố các nguyên tắc đạo đức gắn liền với sự tôn trọng của những người có chức, có quyền khi giải quyết công việc của công dân, có thái độ trận trọng đúng mực đối với các nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của người dân.
– Giáo dục các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, xây dựng và phổ biến lối sống lành mạnh, tiến bộ cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
– Đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cơ sở sự công bằng, dân chủ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
– Mở rộng các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho các tầng lớp nhân dân nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng. Đồng thời, nâng cao chất lượng các sinh hoạt văn hoá – nghệ thuât, thể dục, thể thao, tạo ra môi trường xã hội – pháp lí lành mạnh.
– Cải tiến công tác giáo dục pháp luật, mở rộng công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật trong hệ thống nhà trường phổ thông trung học và bậc đại học.
– Các
– Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về những kết quả, biện pháp đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và hành vi phạm tội để các tầng lớp nhân dân được biết và thêm tin tưởng vào hiệu lực của bộ máy nhà nước.
– Trong điều kiện ngày nay, công tác đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm cần được mở rộng hơn nữa nhờ sư hợp tác trên phạm vi quốc tế.