Sáng chế được xem là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, mọi chủ thể khi có đủ điều kiện đều có thể được bảo hộ sáng chế của mình. Vậy hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế xử lý thế nào?
Hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế đang được quy định cụ thể tại Điều 126 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 202: hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của
STT | Giá trị phạt | Giá trị hàng vi phạm | Hành vi |
1 | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 02 triệu đồng | Dưới 03 triệu đồng |
– Có hành vi mua bán, vận chuyển, chào hàng, trưng bày để bán, tàng trữ với mục đích để bán, thiết kế bố trí, sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm đến quyền sáng chế trái quy định pháp luật; – Thực hiện hành vi khai thác công dụng của các loại sản phẩm xâm phạm đến quyền sáng chế trái quy định của pháp luật, hoặc có hành vi sản xuất sản phẩm được sản xuất từ các quy trình xâm phạm quyền sáng chế; – Có hành vi đặt hàng, thuê người khác, giao việc cho người khác để thực hiện các công việc xâm phạm đến quyền sáng chế.
|
2 | Từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng | Trên 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng | |
3 | Từ 04 triệu đồng đến 08 triệu đồng | Trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng | |
4 | Từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng | Trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | |
5 | Từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng | Trên 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng | |
6 | Từ 25 triệu đồng đến 40 triệu đồng | Trên 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng | |
7 | Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng | Trên 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng | |
8 | Từ 60triệu đồng đến 80 triệu đồng | Trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng | |
9 | Từ 80 triệu đồng đến 110 triệu đồng | Trên 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng | |
10 | Từ 110 triệu đồng đến 150 triệu đồng | Trên 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng | |
11 | Từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng | Trên 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng | |
12 | Từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng | Trên 500 triệu đồng | |
13 | – 1,2 lần mức tiền phạt ở các mục trên nhưng không vượt quá 250 triệu đồng; – Dựa trên mục đích kinh doanh. | Dựa trên mục đích kinh doanh với những hành vi cụ thể như sau: – Hành vi sản xuất, trong đó bao gồm hành vi thiết kế, hành vi chế tạo, hành vi xây dựng hoặc lắp ráp, hành vi chế biến và đóng gói, hành vi ra công đối với các loại hàng hóa và sản phẩm xâm phạm đến quyền sáng chế; – Áp dụng quy trình xâm phạm quyền sáng chế để tiến hành hoạt động sản xuất; – Nhập khẩu các loại sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế trái quy định pháp luật; – Đặt hàng hoặc thuê người khác hoặc giao các loại hàng hóa và sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế. |
2. Biện pháp dân sự có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế:
Ngoài hình thức xử phạt hành chính nêu trên, hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế hoàn toàn có thể bị áp dụng các biện pháp dân sự. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế. Cụ thể như sau:
– Bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm;
– Bắt buộc phải xin lỗi cải chính công khai;
– Buộc thực hiện các nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải thực hiện hoạt động bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Bắt buộc phải tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không được làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp.
3. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật hình sự năm 2015, về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này sẽ bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này được quy định là lỗi cố ý. Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 (với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỉ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 thì bị phạt tiền từ 02 tỉ đồng đến 05 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
– Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
– Nghị định 126/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.