Vệ sinh môi trường là gì? Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung? Các biện pháp bảo vệ môi trường sống?
Môi trường là yếu tố tác động trực tiếp đến con người, đó là những điều kiện tự nhiên và nhân tạo sung quanh chúng ta, Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta và đó là nhiệm cụ được đan xen giữa các yếu tố trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Chỉ những việc nhỏ như giữ gìn vệ sinh chung nơi dân cư sinh sống cũng là một biện pháp để bảo vệ môi trường sống. Vậy nếu có vi phạm về quy định giữ gìn vệ sinh chung thì Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này
Cơ sở pháp lý:
Luật Môi Trường 2020
Luật sư
1. Vệ sinh môi trường là gì?
Vệ sinh môi trường được hiểu là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, và để góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. vệ sinh môi trường là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như việc xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải và cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
2. Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
Tại điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
Theo đó Cũng căn cứ theo các quy định nêu trên và theo quy định của Luật môi trường 2020 thì Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, đối với các cá nhân không giữ gìn vệ sinh chung gây ảnh hưởng tới môi trường sống và gây ra tác động tiêu cực thì phải chịu trách nhiệm về từng hành vi cụ thể, có thể bị phạt tiền như Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng với các hành vi đó. Việc quy định về mức phạt này là hoàn toàn hợp lý, để răn đe các hành vi vi phạm và để bảo vệ môi trường sinh hoạt được trong sạch và lành mạnh hơn
Như vậy có thể đưa ra kết luận đó là các Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, và phải khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả do mình gây ra. với những quy định đó thì bên cạnh đó cũng có các biện pháp như Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, tiens hành một cách công khai, minh bạch và cần phải ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, và viec làm hóp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường đó là việc người dân tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải trong cuộc sống
3. Các biện pháp bảo vệ môi trường sống
Trồng nhiều cây xanh:
Cây xanh được xem là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Theo đó thì trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên:
Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.
Sử dụng năng lượng sạch:
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Tiết kiệm điện:
Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện ( TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
Giảm sử dụng túi nilông:
Bạn có tin rằng các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi ni lông này
Tận dụng ánh sáng mặt trời:
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch,nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm.
Ưu tiên sản phẩm tái chế:
Sử dụng giấy tái chế để cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.
Tái chếchất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có thể. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác.
Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống:
Trước đây khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn nhiều hạn chế nhưng giờ đây khoa học phát triển, nhiều thiết bị thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm. Như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện làm giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sản xuất ra điện. Hay các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng rác thải cho môi trường sống của con người.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành