Phim ảnh là một trong những loại hình giải trí không thể thiếu trong đời sống tinh thần xã hội tuy nhiên đi kèm với ý nghĩa đem lại trong đời sống thì vẫn tồn tại hành vi tiêu cực vi phạm bản quyền điện ảnh. Vậy, Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị coi là vi phạm bản quyền phim:
Trong phạm vi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì phim ảnh hay tác phẩm điện lạnh là một trong những đối tượng được trú trọng bảo vệ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được sáng tạo theo phương pháp tương tự quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ được hiểu là những tác phẩm thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.
Bản quyền phim ảnh được xác định là đối tượng được bảo hộ nên những hành vi sử dụng hay có liên quan đến tác phẩm không được sự cho phép từ tác giả thì sẽ bị xem là vi phạm bản quyền. Cụ thể tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì các hành vi vi phạm dưới đây được xác định là vi phạm bản quyền:
– Cá nhân, tổ chức có hành động chiếm đoạt quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học;
– Vì mục đích trục lợi mà mạo danh tác giả;
– Dù không có sự cho phép từ tác giả nhưng tự ý đến thành công bố phân bố tác phẩm;
– Nêu những tác phẩm được tạo nên thông qua nhiều tác giả thì hành vi công bố phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép cộng đồng đa dạng đó cũng được xác định là hành vi vi phạm pháp luật;
– Có hành động sửa chữa các xén hoặc xuyên tạc nội dung tác phẩm. Cá nhân này có thể áp dụng bất kỳ hình thức nào để gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả thông qua hành động sai trái của mình; – Các tác phẩm không được sự cho phép từ tác giả trong sở hữu quyền tác giả mà tự ý tiến hành sao chép tác phẩm trừ trường hợp quy định tại Điểm a Điểm d Khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ;
– Tác phẩm phái sinh khi được tạo ra nhưng không có sự cho phép từ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại Điểm y Khoản 1 Điều 25 của luật này;
– Sử dụng tác phẩm của tác giả mà không được sự cho phép từ chủ sở hữu quyền tác giả để làm tác phẩm phái sinh thu lợi nhuận, đồng thời cũng không trả tiền nhận bút thù lao quyền lợi và chất khác theo quy định của pháp luật trong khi sử dụng tác phẩm này từ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2019;
– Thực hiện hành vi cho thuê tác phẩm nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả tiền điện bút thù lao và quyền lợi và chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
– Ngoài ra, còn phải kể đến hoạt động tự ý nhân bản, sản xuất, bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số nhưng mà không nhận được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
– Chủ sở hữu quyền tác giả mới được phép xuất bản tác phẩm tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền tiến hành xuất bản tác phẩm mà không nhận được sự cho phép từ chủ sở hữu quyền tác giả;
– Để bảo vệ quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình tuy nhiên cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật này;
– Liên quan đến quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm thì hành vi cố ý xóa thay đổi thông tin này cũng đang vi phạm quy định;
– Khi có hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hàng, cho thuê thiết bị mặc dù đã biết hoặc có cơ sở để biết về thiết bị đó có thể làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu quyền tác giả đang sử dụng để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
– Lợi dụng sự uy tín của tác giả mà làm hoặc bán các tác phẩm có chứa chữ ký bị giả mạo;
– Không nhận được sự cho phép từ chủ sở hữu quyền tác giả nhưng tự ý việc xuất khẩu nhập khẩu phân phối bản sao tác phẩm.
2. Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử phạt như thế nào?
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm liên quan đến bản quyền tùy thuộc vào mức độ của từng hành vi vi phạm mà có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì phụ thuộc vào các hình thức xâm phạm vào người vi phạm có thấy bị xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn diện của tác phẩm:
– Đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm mà gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả thì cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
– Hành vi xuyên tạc tác phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thờ mẹ của tác phẩm cũng như danh dự uy tín của tác giả bị ảnh hưởng thì mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 5 triệu đến 10 triệu đồng;
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Bắt buộc phải cải chính công khai thông tin đã cung cấp trên phương tiện thông tin đại chúng bởi vì những thông tin sai sự thật này ảnh hưởng vi nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của tác giả đã được quy định tại Khoản 1 Khoản 2 của Điều 10;
+ Đồng thời, nếu những tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, kỹ thuật số thì bắt buộc phải gỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm Hoặc có thể bắt buộc bị tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Nếu nhận thấy hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân vị trí thiếu trách nhiệm hình sự được quy định Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.Người nào không nhận được sự cho phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi như sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình, sau đó phân phối rộng rãi đến công chúng nhằm thu lại bất chính với khoản tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng và gây thiệt hại đến trụ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;
Đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội hai lần trở lên và thu lại bất chính với giá trị từ 300 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả quyền liên quan với số tiền cao lên đến trên 500 triệu đồng, hàng hóa vi phạm trị giá cũng từ 500 triệu đồng trở lên thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi vi phạm này.
3. Cần làm gì khi bị xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
Vi phạm bản quyền phim là một trong những hành vi thường thấy và đang trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay, người vi phạm có thể là do vô ý hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm bản quyền của người khác. Đối với trường hợp bản quyền phim đang bị xâm phạm bởi một cá nhân, tổ chức khác thì chủ sở hữu bản quyền phim cần thực hiện trong các công việc dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình:
– Ghi nhận lại hành vi vi phạm: nếu nhận thấy bản quyền phim của mình đang bị xâm phạm thì cần nhanh chóng ghi lại những bằng chứng cụ thể để ghi nhận hành vi vi phạm này. Việc ghi nhận có thể thông qua hình thức như chụp ảnh, ghi hình hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền lập biên bản. Cách thức được lựa chọn phổ biến và uy tín nhất đó là yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi này.
– Tiến hành gửi văn bản cảnh báo yêu cầu chấm dứt hành vi đối với cá nhân tổ chức đang vi phạm:
Thông thường hướng giải quyết này dựa trên thiện chí của bên có bản quyền phim đang bị xâm phạm. Đây được coi là cách thức dễ thực hiện nhất để yêu cầu bên vi phạm bản quyền phải thực hiện việc xin lỗi công khai hoặc nếu gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cá nhân là chủ sở hữu bản quyền phim có thể gửi thư cảnh báo cùng với những chứng cứ đã được ghi nhận đã yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ. Để đạt được hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề này thì cá nhân là chủ sở hữu bản quyền phim nên ấn định một khoảng thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện chấm dứt hành vi vi phạm;
– Trong trường hợp chủ sở hữu có bản quyền phim đang bị vi phạm đã thể hiện thiện chí và yêu cầu thương lượng nhưng bên vi phạm cố tình không hòa giải thì có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bản quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019;
– Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và