Hiện nay, hành vi khai khống một số chứng từ để rút tiền quỹ từ ngân sách xảy ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Chứng từ khai khống chủ yếu ở đây là chứng từ kế toán. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực kế toán:
Chứng từ kế toán là những loại giấy tờ và vật mang tính phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (Khoản 2
Do đó, người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý chứng từ kế toán lại có hành vi lập khống chứng từ kế toàn để chuộc lợi cá nhân.
Tại Điều 13 Luật kế toán 2015 có quy định về các hành vi khai khống chứng từ kế toàn là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán cụ thể như sau:
– Hành vi giả mạo, khai man hoặc thông đồng thỏa thuận hoặc éo buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xáo chứng từ kế toán hoặc những tài liệu kế toán khác là hành vi bị nghiêm cấm
– Nghiêm cấm hành vi cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật
– Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
+ Tài liệu kế toán phải được lưu trữ ít nhất 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
+ Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chín, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
+Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng
– Nghiêm cấm hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
– Không được mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật kế toán
– Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán đồng thời làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu
– Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của
– Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
– Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
– Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.
– Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
– Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
– Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.
2. Hành vi lập khống chứng từ kế toán để rút tiền từ ngân sách phạm tội gì?
2.1. Hành vi lập khống chứng từ kế toán để rút tiền từ ngân sách sẽ bị xử lý vi phạm hành chính:
Tại Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền chung trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định về mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập với cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.
Mức phạt tiền đối với cá nhân được áp dụng tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 Nghị định 41/2018/NĐ-CP
Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III 41/2018/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
Tại chương IV Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Ngoài ra, tại Điều 8 có quy định cụ thể về mức phạt đối với những hành vi vi phạm về chứng từ kế toán như sau
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một các hành vi sau:
+ Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật
+ Hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán
+ Ký hóa đơn chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu
+ Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn
+ Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các hành vi sau:
+ Mỗi loại chứng từ kế toán, quy định số liên khác nhau, người nào lập chứng từ kế toán không đủ sổ liên cũng sẽ bị phạt tiền tại khoản này
+ Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký
+ Người nào ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
+ Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
+ Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
+ Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
+ Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các hành vi sau:
+ Những hành vi giả mạo hoặc khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
Theo đó hành vi lập khống chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức xử lý về mặt hình sự sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức
1.2. Hành vi lập khống chứng từ kế toán để rút tiền từ ngân sách có bị xử lý hình sự không?
Người nào có hành vi lập khống chứng từ kế toán để rút tiền từ ngân sách có thể bị xử lý hình sự về tội tham ô tài sản quy định tại điều 353
Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý vi phạm về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 chương XXIII Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Đây là tội phạm đòi hỏi chủ thể phải là chủ thể đặc biệt. Chỉ có những người có những dấu hiệu đặc biệt quy định trong Điều 353 Bộ luật hình sự mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô. Đó là dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản. Những người không có chức vụ quyền hạn này chỉ có thể là đồng phạm tham ô với vai trò là người xúi giục hay giúp sức.
Người phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội của tội tham ô trước hết là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý
Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, ví dụ như việc khai khống chứng từ kế toán nhằm chiếm đoạt ngân sách. Tuy nhiên, dấu hiệu gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội này
Hình phạt của tội tham ô được quy định như sau:
Tại khung hình phạt cơ bản, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng
+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
– – Khung tăng nặng thử hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20
năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
– Khung tăng nặng thứ ba cỏ mức phạt tù 20 nãm, từ chung
thân hoặc tử hình áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong các tinh tiết tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.
– Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Luật kế toán 2015
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.