Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vay. Đòi lại tài sản cho vay, thủ tục yêu cầu thanh toán lại tài sản cho vay.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ xin Kính Chào hội luật sư, Em tên Loan, hiện tại em đang gặp khó khăn cần sự giúp đỡ của Luật sư tư vấn. Việc là: em tin tưởng cho bạn em mượn số tiền 100 triệu đồng tháng 9/2015 nhưng bạn đã trốn đi không liên lạc gì với em, khi mượn tiền bạn có ghi giấy Nợ và ký tên. Em đêm nhà bạn Cha Mẹ bạn nói ngang là không biết bạn ở đâu, muốn gì kiếm bạn, gia đình bạn rất rất giàu có tiếng ở Bình Minh_Vĩnh Long. Em được biết tháng 5 bạn đã đi qua Mỹ theo dạng xin visa du lịch một năm. Bạn được Bạn của Bạn bảo lãnh qua đó, và đang làm nails ở Newyork thuê trọ ở bang Pennsylvania. Gia đình bạn lo cho bạn đi, và biết hết bạn đang ở đâu và làm gì. Nhưng cả bạn và gia đình bạn đều nính thinh không cho em lời hứa là trả tiền. Em cũng nghe được tin là bạn đang nhờ người cưới để được ở bên đó luôn không về Việt Nam nữa. Tiền em làm vất vả cực khổ mới có được, nhưng bạn lại gạt em như vậy. Kính xin sự chỉ dẫn giúp đỡ của Luật Sư để có thể được bạn trả lại em số tiền trên, em biết là số tiền không lớn nhưng đó là cả tài sản của em. Người mượn nợ tên : Nguyễn Quốc Sinh ngay: 13/11/1987 CMND: 331504294?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009;
–
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn đã có hành vi vay số tiền trị giá 100 triệu, có ghi giấy nợ và ký tên vào tháng 9/2015. Hiện nay bạn không liên lạc được với người đó và biết được người đó đã ra nước ngoài và có khả năng không về nước nữa. Gia đình người vay tiền cũng chối bỏ và không tạo điều kiện cho bạn để tiếp xúc được với người đó dù họ biết được thông tin của người này. Những thông tin bạn nhận được cũng khẳng định người vay tiền không có ý định trả tiền cũng như quay lại Việt Nam.
Dựa vào những hành vi này có thể xác định người vay tiền đã phạm vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Như vậy trong trường hợp này bạn có quyền tố giác tội phạm và cung cấp bằng chứng cũng như thông tin của người vay tiền lên
>>> Luật sư
Trong trường hợp không đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền đã phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bạn vẫn có quyền khởi kiện người đó ra
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.