Cá nhân khi đưa hàng hóa xuất nhập khẩu thì việc lập hồ sơ hải quan là một trong những thủ tục không thể bỏ qua, chỉ khi đã điền và cung cấp được tờ khai hải quan đầy đủ thông tin, chính xác, cũng như nộp chứng từ có liên quan hợp lệ thì mới được thông quan. Vậy hành vi khai sai hồ sơ hải quan bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về khai thông tin trong hồ sơ hải quan:
Căn cứ Điều 29
– Khi tiến hành khai hải quan thì cá nhân thực hiện thủ tục này phải cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan; Để có thể làm các thủ tục khai hải quan thì cá nhân có thể sử dụng theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ;
– Tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được sử dụng để làm thủ tục hải quan;
– Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 29 Văn bản hợp nhất Luật hải quan thì người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì có thể khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định;
– Hàng hóa có thể được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan khi đang làm làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan;
2. Hành vi khai sai hồ sơ hải quan bị xử phạt như thế nào?
Hồ sơ hải quan là bộ giấy tờ để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, bao gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ hải quan thì phải thể hiện chính xác và đầy đủ thông tin về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng và những thông tin có liên quan khác. Đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức khác nhau tùy thuộc vào tính chất, hành vi vi phạm, hiện đang được quy định tại Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:
– Mức phạt thấp nhất trong hành vi vi phạm về khai hải quan là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng là:
+ Những thông tin mà cá nhân khai báo hải quan có chứa nội dung sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), không đúng với tên hàng, chủng loại, bên cạnh đó thì xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Cũng phải kể đến hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
+ Đặc biệt, có hành vi không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
– Đối với những trường hợp đưa hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; hoặc Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan mà lại khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi cá nhân thực hiện khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.
– Bên cạnh đó, có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cố tình cung cấp thông tin vào tờ khai để làm sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Những thông tin liên quan đến khách hàng như số lượng người trên phương tiện mà không được cung cấp trung thực đúng theo hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Trong trường hợp là khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Thực hiện hành vi là khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài;
+ Trong trường hợp có tiến hành khai hải quan, mặc dù thông tin đã đúng về về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng lại không xuất khẩu hoặc xuất khẩu thiếu so với hồ sơ hải quan, trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 Luật Hải quan
– Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều 8 Nghị định này mà người khai hải quan tự phát hiện và tự ý khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Còn trong trường hợp hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này thì mặc định mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Mức xử phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Cuối cùng là thẩm quyền ban hành quyết định phạt tiền với hành vi vi phạm là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
3. Chi cục trưởng Chi cục hải quan có thẩm quyền xử phạt tất cả hành vi khai sai hồ sơ hải quan không?
Hiện nay, thẩm quyền được xử phạt hành vi vi phạm hành chính hải quan được giao cho nhiều cá nhân khác nhau. Mỗi cá nhân giữ vị trí khác nhau sẽ có thẩm quyền xử lý theo phạm vi của mình được pháp luật cho phép. Liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 29 như sau:
– Có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo;
– Đối với trường hợp phát hiện tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền áp dụng lên đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Bên cạnh đó, tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định này;
– Xét trên thực tế hành vi vi phạm phải áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả thì sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định này.
Như vậy, cá nhân là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hải quan đã được quy định trong Điều 8 của Nghị định này bởi mức phạt tiền tối đa để cá nhân này áp dụng lên đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 Luật Hải quan;
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
– Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số
THAM KHẢO THÊM: