Thế nào là hăm dọa, đe dọa người khác? Xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hăm dọa, đe dọa người khác?
Mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, vì thế mà không ai có quyền xâm phạm đến các quyền cơ bản này của con người. Thường thấy trong cuộc sống hằng ngày việc giữa các mối quan hệ giữa người với người thường xảy ra bất đồng, mâu thuẫn, nhiều trường hợp các cá nhân thực hiện hành vi hăm dọa, đe dọa người khác. Vậy câu hỏi đặt ra là hăm dọa, đe dọa người khác có phải là hành vi vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hăm dọa, đe dọa người khác?
Để làm rõ về khái niệm hăm dọa, đe dọa người khác, ta có thể nhìn lại những hành vi thường xảy ra trong thực tế cuộc sống. Khi các cá nhân có mâu thuẫn với nhau, nhiều trường hợp hòa giải, thiện chí để giải quyết vấn đề nhưng cũng có những trường hợp có những cá nhân không xử lý theo pháp luật mà thực hiện việc đe dọa người khác, nhiều trường hợp có những người vô cớ đe dọa người khác.
Vậy thế nào là hăm dọa, hành vi như thế nào được coi là hăm dọa? Hăm dọa hay đe dọa đều được hiểu giống nhau là hành vi dùng lời nói hoặc hành động để uy hiếp tinh thần người khác, ép buộc người này phải làm những việc nhất định mang lại lợi ích cho mình hoặc đẩy nhanh việc người này phải thực hiện nghĩa vụ cho mình, nếu người này không thực hiện thì sẽ phải chịu những hậu quả nhất định.
Đe dọa thường thấy là đe dọa về tinh thần và thể chất đối với người bị đe dọa, người thực hiện hành vi đe dọa sẽ đe dọa nhiều hình thức khác nhau. Đe dọa có thể bao gồm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản… Những hình thức đe dọa có thể được người đe dọa thực hiện là đe dọa trực tiếp, đe dọa qua thư, đe dọa qua điện thoại…Đối tượng của đe dọa có thể là hành vi đe dọa đòi tài sản, đe dọa thực hiện các hành vi trái pháp luật, đe dọa tống tiền, đe dọa để được giao cấu người khác…
2. Hành vi hăm dọa, đe dọa người khác bị xử lý hành chính như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, không ai có quyền xâm phạm đến thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Điều này đồng nghĩa với việc đe dọa đến người khác là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, phụ thuộc vào hành vi đe dọa người khác ở mức độ nào mà người thực hiện hành vi đe dọa sẽ bị xử lý ở mức độ tương ứng với hành vi và hậu quả gây ra.
Trường hợp hành vi đe dọa người khác chưa đến mức phạm tội thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Theo đó tại Điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy, đối với các hành vi có tính chất thô bạo, đụng chạm đến thân thể người khác (ví dụ: xô đẩy, tát, nắm giật tóc…) hay có các lời nói bỡn cợt, xúc phạm danh dự nhân phẩm (trêu ghẹo, nhục mạ, có những lời nói vu khống, khiêu khích tinh thần của người khác, nói những lời sai sự thật, vu khống nhằm thực hiện mục đích xấu với người khác) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Lưu ý: phân biệt được các hành vi vi phạm hành chính và tội phạm: Dựa vào mức độ của hành vi để phân biệt hành vi đe dọa là hành vi vi phạm hành chính hay là hành vi phạm tội theo quy định của
3. Trách nhiệm hình sự đối với hăm dọa, đe dọa người khác:
Hành vi hăm dọa, đe dọa người khác nếu gây ra hậu quả cho người khác nếu có đủ các dấu hiệu tội phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi đe dọa, hăm dọa được coi là tội phạm khi các hành vi này được xem là nguy hiểm cho xã hội. Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8
Theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì khái niệm tội phạm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. Hiểu rõ hơn thì hành vi nguy hiểm xã hội là những hành vi trái với quy định pháp luật, khi thực hiện những hành vi này, người thực hiện hành vi có thể gây nguy hại cho người khác và cho xã hội. Thực hiện hành vi nguy hiểm là yếu tố đầu tiên, tuy nhiên để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thì những người thực hiện các hành vi này phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Những hành vi phạm tội được quy định đương nhiên được thực hiện bởi lỗi cố ý hoặc vô ý tùy từng tội khác nhau. Những hành vi phạm tội này xâm phạm đến những mối quan hệ này được pháp luật công nhận và bảo vệ, cụ thể: “xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (Điều 8 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Như đã phân tích ở mục trên, những hành vi chưa có dấu hiệu phạm tội thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự còn những hành vi chưa có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (phạt cảnh cáo, phạt tiền…).
Để xác định hành vi đe dọa người khác có phải là hành vi phạm tội hay không thì cần căn cứ vào các cấu thành tội phạm của hành vi, để xác định tội phạm thì sẽ bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể thực hiện đối với hành vi phạm tội.
Về hành vi đe dọa người khác, pháp luật nước ta có quy định tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi vi đe dọa giết người.
“ 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Theo quy định tại điều luật trên thì đe dọa giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực pháp luật thực hiện (đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự), được thực hiện bởi lỗi cố ý và hành vi này không xét đến hậu quả đã xảy ra hay chưa.
– Về khách thể của tội đe dọa giết người: là đối tượng mà hành vi phạm tội hướng đến, chính là tính mạng của công dân.
– Về mặt khách quan của tội đe dọa giết người: người thực hiện hành vi phạm tội đe dọa người khác, làm cho người đó biết được và nhận thấy được rằng tính mạng của họ có nguy cơ bị xâm phạm.
– Về chủ thể của tội đe dọa giết người: là người có năng lực trách nhiệm hình sự tức đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Về mặt chủ quan của tội đe dọa giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Cụ thể người này dùng các phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe dọa như đe dọa bằng lời nói, bằng hành động, dùng các hung khí để de dọa…
Khi thực hiện hành vi đe dọa giết người và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu như có các tình tiết tăng nặng khác thì có thể chịu hình phạt 02 đến 07 năm tù.
Như vậy, hành vi đe dọa người khác là vi phạm pháp luật, phụ thuộc vào mức độ của hành vi mà sẽ bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Nạn nhân bị người khác hăm dọa, đe dọa có thể bảo vệ mình bằng cách trình báo sự việc lên cơ quan công an địa phương để cơ quan công an tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.