Hành vi giả mạo giấy tờ khám chữa bệnh và trách nhiệm của người vi phạm được thể hiện như sau.
Hành vi giả mạo giấy tờ khám chữa bệnh:
Hành vi giả mạo giấy tờ là hành vi làm giả các loại giấy tờ: chứng minh, hộ khẩu, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng nhận khác của cơ quan nhà nước, của tổ chức hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ đó và sử dụng nó vào hành vi trái pháp luật. Giả mạo còn được hiểu là hành vi làm giả con dấu, giấy tiêu đề và các loại giấy tờ khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc sử dụng giấy tờ biết rõ nó là giả, để lừa dối cơ quan, tổ chức và công dân.
Hành vi giả mạo giấy tờ khám chữa bệnh được hiểu với nghĩa tương tự trên và hiện nay tình trạng này diễn ra một cách phổ biến với các đối tượng khác nhau lại có những mục đích khác nhau.
Đối với người sử dụng giấy tờ giả mạo nhằm mục đích được hưởng các chính sách như Bảo hiểm xã hội hay sử dụng để xin nghỉ việc, xin hưởng các chính sách hay thậm chí là âm mưu để người khác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh có liên quan đến các giấy tờ khám chữa bệnh. Hành vi này với tính chất là lừa dối các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ như giả mạo giấy khám giữa bệnh để có tỉ lệ thương tật 20%, từ đó đưa người vô tội vào “tròng”. Còn rất nhiều các tội danh mà cần có giấy khám chữa bệnh để truy cứu trách nhiệm hình sự, đảm bảo đủ cấu thành tội phạm. Hay trong dân sự, việc có giấy tờ đó giúp cho việc bồi thường được dễ dàng và hợp pháp.
Đối với người làm giấy tờ giả thì với mục đích thu được những khoản lợi bất chính nên đã bất chấp sự vi phạm các quy định của pháp luật để thực hiện hành vi. Những đối tượng này biết được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện. Hành vi giả mạo này còn được thực hiện dưới hình thức là làm giả con dấu, giấy tiêu đề và các loại giấy tờ khác trong việc khám chữa bệnh của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Trách nhiệm của người vi phạm:
Tùy vào hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm… mà hành vi đó bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Ví dụ, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 4. Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách bảo trợ, cứu trợ xã hội
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng trợ giúp xã hội đột xuất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Khai báo gian dối hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi các quyết định hưởng chính sách đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Hay theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định một số tội danh liên quan là:
Điều 267 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 284. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Như vậy, tùy vào tình huống xảy ra cụ thể mà xét các dấu hiệu để biết hướng xử lý thích hợp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giả mạo giấy tờ xử phạt như thế nào?
– Xử phạt đối với hành vi giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ trợ cấp xã hội
– Sử dụng giấy tờ giả có phạm tội không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại