Tôi chỉ là Thủ quỹ, nếu việc rút khống tiền đó bị phát hiện, bị đưa ra Toà thì tôi có bị liên đới hay chịu trách nhiệm gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Thủ quỹ của một Cơ quan Hành chính Nhà nước. Việc hợp thức hoá chứng từ thì bất kể đâu cũng làm và theo như nhiều người trong nghề nói thì đó là cách làm không hợp pháp nhưng hợp lý. Ví dụ, đơn vị kia được Nhà nước rót ngân sách hàng năm là 10 tỷ để hoạt động (phải làm rất nhiều việc khác nhau), tuy nhiên chỉ làm một nửa số việc, còn lại là khai khống để rút tiền về. Đây rõ ràng là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu kiểm tra chỉ thông qua chứng từ thì không thể phát hiện. Vậy tôi xin hỏi:
1.Tôi chỉ là Thủ quỹ, nếu việc rút khống tiền đó bị phát hiện, bị đưa ra Toà thì tôi có bị liên đới hay chịu trách nhiệm gì không?
2.Tôi có quyền không ký vào các chứng từ thu – chi mà tôi thấy nó sai phạm không? (Các chứng từ này đã được Thủ trưởng đơn vị và Kế toán trưởng ký trước).Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2002:
“Điều 72. Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền,
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và
8. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà kê khai sai, nộp sai;
9. Quản lý hóa đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hóa đơn, chứng từ; sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
10. Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;
11. Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp luật có liên quan.”
Mặt khác tại Nghị định số 192/2013/NĐ – CP quy định về việc xử phạt “. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao” như sau:
“Điều 47. Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi kho bạc nhà nước để chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp tổ chức có hành vi mua sắm hoặc thuê tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thu hồi đối với các khoản chi đã chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Tại Thông tư số 54/2014/TT – BTC quy định
“Điều 6. Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc xử phạt hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP. Một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hành vi chi ngân sách nhà nước không đúng tiêu chuẩn (không đúng tiêu chuẩn về chức danh, đối tượng sử dụng), chi vượt định mức chi (vượt về số lượng, vượt về giá trị), chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc của chế độ chi).
Trường hợp tổ chức có hành vi mua sắm hoặc thuê tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.”
Khi phát hiện ra thì cơ quan bạn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi này.
Ngoài ra theo quy định của Bộ luật hình sự quy định
“Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
Như vậy, ngoài trách nhiệm của cơ quan bạn, cá nhân thực hiện hành vi nhằm vụ lợi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.
Việc phát hiện có sai phạm bạn hoàn toàn có quyền không ký vào các chứng từ thu này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước
– Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
– Khái niệm pháp luật bội chi ngân sách nhà nước
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại