Thực tế hiện nay, hành vi lấn, chiếm đất đai diễn ra rất nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy khi hàng xóm lấn đất, chiếm đất đã làm nhà có đòi được không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hành vi lấn, chiếm đất đai?
Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể:
– Hành vi lấn đất được hiểu là người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đích tăng diện tích đất mà không có cơ sở hợp pháp.
– Hành vi chiếm đất khi người sử dụng đất thực hiện một trong các hành vi bao gồm:
+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được cho phép.
+ Tự ý sử dụng đất không được phép của cơ quan quản lý nhà nước.
+ Cá nhân, tổ chức thuê đất của Nhà nước đã hết thời hạn cho thuê mà vẫn tiếp tục sử dụng khi không cho phép.
+ Cá nhân, tổ chức chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật mà vẫn sử dụng đất trên thực địa.
2. Hàng xóm lấn đất, chiếm đất đã làm nhà có đòi được không?
Tình trạng lấn, chiếm đất đai hiện nay xảy ra khá phổ biến. Về nguyên tắc, hành vi lấn, chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế khi xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất đai và có cơ sở chứng minh việc lấn, chiếm đó thì người dân vẫn có quyền đòi lại được phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình mình.
Đối với trường hợp đất đã có Sổ đỏ thì việc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp là rất dễ dàng. Tuy nhiên với trường hợp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để chứng minh mình là chủ sử dụng đất thì cần phải có các giấy tờ quy định tại Điều 100
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như bằng khoán điền thổ; văn tự đoạn mãi bất động sản; bản di chúc; Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;…
– Các giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993.
– Ngoài ra, có văn bản xác minh của Ủy ban nhân dân về quá trình, nguồn gốc sử dụng đất để chứng minh hoặc các sự làm chứng, chứng kiến của hàng xóm từ trước đến nay,…
Khi xảy ra tranh chấp, bao giờ cũng sẽ luôn ưu tiên sự hòa giải, thương lượng của đôi bên. Trường hợp nếu như các bên không tự tiến hành hòa giải với nhau thì sẽ phải nhờ đến pháp luật can thiệp, cụ thể quy trình thủ tục như sau:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để thực hiện hòa giải:
Buổi hòa giải sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại địa phương. Cuộc họp hòa giải sẽ có sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thời gian hòa giải được thực hiện không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Sau khi hòa giải xong sẽ phải lập thành biên bản hòa giải và có đầy đủ chữ ký và xác nhận hòa giải thành hay không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 2: Sau khi hòa giải sẽ có 02 hướng như sau:
Một là, hòa giải thành: các bên sẽ thực hiện theo đúng biên bản hòa giải. Trường hợp sau khi hòa giải thành, nếu có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Sau đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hai là, hòa giải không thành:
Nếu như giữa người cho mượn đất và người mượn đất không hòa giải thành thì bước tiếp theo xử lý như sau:
– Thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
– Thửa đất không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, một trong hai bên sẽ lựa chọn hình thức sau để giải quyết:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
+ Nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân để đòi lại đất đã bị lấn, chiếm:
Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Bởi để đòi lại đất cho mượn mà người mượn không tự nguyên trả lại đất thì phải chứng minh được mình là người sử dụng đất hợp pháp.
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất, giấy tờ khác thể hiện việc cho mượn đất,…
– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân,…
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Cá nhân, hộ gia đình có sẽ tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 3: Tòa án nhân dân tiếp nhận đơn và thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đòi lại đất bị lấn, chiếm.
4. Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất bị lấn, chiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Về việc đòi lại đất đai
Kính gửi: Toà án nhân dân ………
Người khởi kiện:
Họ và tên: …………
Sinh ngày: …………
CMND/ CCCD số: ………… do Công an ……… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :…………
Địa chỉ: …………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………(nếu có)
Người bị kiện:
Họ và tên: …………
Sinh ngày: …………
CMND/ CCCD số: ………… do Công an ………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :…………
Địa chỉ: …………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………(nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)
Họ và tên: …………
Sinh ngày: …………
CMND/ CCCD số: ………… do Công an ………… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :…………
Địa chỉ: …………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………. (nếu có)
Nay tôi viết đơn này yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:
(Nêu cụ thể từng vấn đề liên quan đến đòi lại đất đai yêu cầu Tòa án giải quyết)…………
Người làm chứng (nếu có):
Họ và tên: …………
Sinh ngày: ………
CMND/ CCCD số: ……… do Công an ……… cấp ngày …., tháng…., năm…..
Quê quán :………
Địa chỉ: ………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………… (nếu có)
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất
- …………
Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
Người khởi kiện
( Ký và ghi rõ họ, tên)
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.