Công nghiệp quốc phòng được xem là một bộ phận kinh tế quân sự có tầm quan trọng lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Vậy hàng quốc phòng là gì? Và pháp luật quy định về hàng quốc phòng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hàng quốc phòng là gì?
Xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh là một trong những mục tiêu hàng đầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Trước hết, quốc phòng được xem là tổng hợp những hành động, hoạt động của toàn dân trong một quốc gia nhất định, thực hiện trên thực tế nhằm mục đích bảo vệ sự phồn vinh của đất nước, bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia dân tộc, từ đó ngăn chặn mọi thế lực và nguy cơ xâm lược có thể gây hại cho đất nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật quốc phòng năm 2023 có đưa ra khái niệm về quốc phòng. Theo đó, quốc phòng là công cuộc giữ gìn độc lập dân tộc bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó có sức mạnh quân sự được xem là sức mạnh đặc trưng và lực lượng vũ trang nhân dân được xem là cơ sở nòng cốt.
Pháp luật hiện nay cũng đã đưa ra khái niệm và đưa ra cách hiểu về hàng quốc phòng. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
Hàng quốc phòng hiện nay được chia thành 02 loại, trong đó có hàng quốc phòng chuyên dùng cho quân sự và hàng lưỡng dụng. Cụ thể như sau:
– Hàng chuyên dùng cho quân sự bao gồm vũ khí, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật, đạn dược, công nghệ, dịch vụ và các vật tư chuyên dùng trong lĩnh vực quốc phòng;
– Hàng lưỡng dụng bao gồm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, vật tư, hàng hóa, dịch vụ có thể sử dụng cho quốc phòng, và có thể được sử dụng trong cả lĩnh vực kinh tế xã hội.
2. Quy định về hàng quốc phòng hiện nay:
2.1. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng. Căn cứ theo quy định Điều 2 của
– Nguyên tắc nhập khẩu, xuất khẩu và mua sắm hàng quốc phòng được thực hiện như sau:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phải thực hiện phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, tuân thủ theo các quy định của nhà nước, các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, cần phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ và bảo mật thông tin, an toàn và hiệu quả;
+ Chỉ được phép tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng quốc phòng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc tương đương so với hàng quốc phòng do các cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất trong trường hợp trong nước không đáp ứng được về nhu cầu số lượng;
+ Nghiêm cấm hành vi nhập khẩu, mua sắm các loại sản phẩm được xác định là vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không rõ lai lịch, không rõ nguồn gốc, không rõ xuất xứ, có hành vi gian lận thương mại trái quy định của pháp luật và trái với các tiểu quốc quốc tế, không đảm bảo đầy đủ các tính năng kỹ thuật, chiến thuật và mục đích sử dụng;
+ Xuất khẩu, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng cần phải được thực hiện thông qua các hợp đồng, các hợp đồng cần phải được lập thành văn bản.
– Hàng quốc phòng là các loại hàng hóa đảm bảo cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự. Hàng quốc phòng bao gồm vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, các loại dây chuyền máy móc công nghệ, các loại sản phẩm công nghệ và dịch vụ, các loại vật tư và các loại hàng hóa khác;
– Hàng quốc phòng bao gồm 02 loại. Có thể kể đến như: Hàng chuyên dùng quân sự và hàng lưỡng dụng. Cụ thể như sau:
+ Hàng chuyên dùng quân sự bao gồm các loại vũ khí, vật liệu nổ, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ và các loại vật tư chuyên dùng trong lĩnh vực quốc phòng;
+ Hàng lưỡng dụng bao gồm các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ dịch vụ, vật tư, hàng hóa có thể được sử dụng cho cả lĩnh vực quốc phòng và cả lĩnh vực kinh tế xã hội.
– Nhập khẩu hàng quốc phòng trực tiếp từ nước ngoài để nhằm mục đích phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong lĩnh vực quân đội, bằng nguồn ngân sách nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng quản lý;
– Xuất khẩu hàng quốc phòng bao gồm các trang thiết bị vũ khí, trang thiết bị quân sự kĩ thuật, các sản phẩm công nghệ dịch vụ chuyên dùng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng của công nghiệp quốc phòng, các hàng quân sự mua sắm giúp đỡ hoặc viện trợ cho các quân đội nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Mua sắm hàng hóa quốc phòng bao gồm các trang thiết bị, vật tư kĩ thuật, hàng hóa khác nhằm mục đích phục vụ cho nhiệm vụ quân sự quốc phòng của quân đội bằng nguồn ngân sách nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng quản lý;
– Bộ quốc phòng là cơ quan có thẩm quyền chủ trì và phối hợp với các bộ, ban ngành, cơ quan có liên quan, thực hiện theo quy trình và thủ tục xuất nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng, xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý chặt chẽ khâu xuất nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng trên thực tế.
2.2. Quy định về chính sách của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, có quy định về chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Tổ chức và cá nhân khi trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng để phục vụ cho công nghiệp quốc phòng theo quy định tại nhóm 1 và nhóm 2 thuộc Danh mục A kèm theo Nghị định 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ, sẽ được hưởng các chế độ và chính sách ưu đãi như sau:
+ Được miễn tiền thuê đất, miễn tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong khoảng thời gian trực tiếp phục vụ quốc phòng;
+ Được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng đặc thù căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, trong trường hợp bị thương hoặc bị chết sẽ được xem xét công nhận và hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ giống như đối với lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 46/2009/NĐ-CP.
– Các tổ chức và cá nhân khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng nhằm mục đích phục vụ công nghiệp quốc phòng theo quy định tại Danh mục B kèm theo Nghị định 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ, sẽ được hưởng chế độ và được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 46/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng;
– Thông tư liên tịch 222/2013/TTLT-BQP-BNV-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cơ sở và người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng.