Buôn bán hàng hóa là yếu tố thiết yếu trong việc kinh doanh thương mại, tuy nhiên đối với việc sản xuất và buôn bán hàng hóa, pháp luật nước ta quy định rõ danh mục hàng hóa cấm sản xuất, buôn bán và mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Hàng cấm là gì?
Hàng cấm được hiểu là các loại hàng hóa mà pháp luật Việt Nam không cho phép được lưu thông, cả sản xuất lẫn kinh doanh buôn bán.
2. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tại Việt Nam:
Theo phụ lục I ban hành kèm theo
Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
Các chất ma túy.
Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách.
Các loại pháo.
Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả cả chương trình trò chơi điện tử).
Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng;
Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.
Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.
Khoáng sản đặc biệt, độc hại.
Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.
Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.
Như vậy, pháp luật nước ta đã liệt kê rõ ràng các loại hàng hóa cấm sản xuất và lưu thông, trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc sản xuất, buôn bán hàng cấm sẽ bị xử phạt theo quy định của
3. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định như thế nào?
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Tội sản xuất buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015. Cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng cấm bao gồm các dấu hiệu sau:
Mặt khách quan của tội sản xuất buôn bán hàng cấm:
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội sản xuất buôn bán hàng cấm được thể hiện qua việc người phạm tội có hành vi sản xuất và tiến hành buôn bán hàng cấm ra thị trường khi các hàng cấm này không được phép kinh doanh, sản xuất.
Mặt chủ quan của tội sản xuất buôn bán hàng cấm:
Về dấu hiệu lỗi của tội sản xuất buôn bán hàng cấm: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi sản xuất buôn bán hàng cấm có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Người thực hiện hành vi sản xuất buôn bán hàng cấm có lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm quy định về việc sản xuất, buôn bán hàng cấm là vi phạm pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi sản xuất buôn bán hàng cấm.
Chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng cấm:
Chủ thể của tội sản xuất buôn bán hàng cấm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Đối với trường hợp cấu thành cơ bản:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại; sản xuất trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng ( khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít);
+ Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
+ Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
+ Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị hoặc chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
– Đối với trường hợp cấu thành tăng nặng:
Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hoặc sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi sản xuất và buôn bán đối với thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng ( với khối lượng từ 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên), đối với thuốc lá điếu nhập lậu ( số lượng 4.500 bao trở lên), pháo nổ ( khối lượng 120 kilôgam trở lên), hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng ( hàng hóa trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên) thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Ngoài các hình phạt chính thì người sản xuất, buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Riêng đối với pháp nhân thương mại thì đối với các hành vi vi phạm trên thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; nếu thuộc các trường hợp cấu thành tăng nặng thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; hoặc bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.